Cần giải pháp để giữ vững ngi vị xuất khẩu của dệt may

Kinh tế - Ngày đăng : 10:06, 06/08/2021

Chỉ sau hai thập niên, với sự quyết liệt trong đổi mới cng nghệ v tổ chức sản xuất c ng với các chính sách của Nh nước, dệt may Việt Nam đã c sự tăng trưởng ngoạn mục (bình quân trên hai con số qua mỗi năm), liên tục cải thiện vị trí xếp hạng trong tốp 5 cung ứng thế giới. Xuất khẩu hng dệt may đứng top đầu thế giới ngay giữa đại dịch Covid-19

 Không chỉ "soán ngôi" Bangladesh để vươn lên vị trí thứ hai thế giới (xếp sau Trung Quốc) về cung ứng hàng may mặc toàn cầu, nỗ lực của ngành dệt may Việt Nam còn ấn tượng hơn khi xuất phát điểm về thị phần xuất khẩu trên bản đồ cung ứng thế giới được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ghi nhận từ 0,9% năm 2000 đã vọt lên 6,4% trong năm 2020, tương ứng giá trị xuất khẩu 29 tỉ USD.

anh-1.jpg
Xuất khẩu sản phẩm dệt may sang các nước CPTPP và EU tăng mạnh trong thời gian qua

Chỉ sau hai thập niên, dệt may Việt Nam đã có sự tăng trưởng ngoạn mục (bình quân trên hai con số qua mỗi năm), liên tục cải thiện vị trí xếp hạng trong tốp 5 cung ứng thế giới trước khi chiếm ngôi vị "á khôi" của Bangladesh trong năm vừa qua - năm toàn cầu khốn khó vì đại dịch.

Dù rất thận trọng trước kết quả đáng khích lệ đó, các chuyên gia trong ngành đều thừa nhận việc ngành dệt may Việt Nam ghi được "dấu son" trên bản đồ cung ứng hàng hóa thế giới năm 2020 là nhờ sự kiểm soát tốt dịch COVID-19 cùng hàng loạt chính sách thu hút đầu tư nước ngoài hiệu quả khi hiệu lực của nhiều hiệp định thương mại song phương được thực thi.

Không những vậy, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn đáp ứng đầy đủ các quy định mà nhà đặt hàng quốc tế yêu cầu, đa dạng hóa sản xuất cho nhiều chủng loại sản phẩm chứ không chỉ còn gói gọn đơn thuần là hàng may mặc thời trang thông dụng. Thậm chí, trở thành đối thủ cạnh tranh "đáng gờm" với các nước chuyên cung ứng sản phẩm phụ kiện và hàng may mặc cao cấp, do không ít doanh nghiệp đã được nâng cao các kỹ năng marketing, linh hoạt đổi mới tổ chức sản xuất để sản phẩm thích nghi với từng thị trường.

anh-2.jpg
Các yếu tố thuận lợi trong năm 2020 đã đưa ngành dệt may Việt Nam vươn lên vị trí thứ hai nhà cung cấp may mặc toàn cầu năm 2020, theo công bố của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)

Tuy nhiên, làm sao để giữ được vị trí nói trên trong bối cảnh dịch bệnh trong nước bùng phát trên diện rộng, hàng loạt nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa, hàng triệu lao động lũ lượt về quê tránh dịch… sẽ là một thách thức rất lớn đối với ngành dệt may trong những tháng tới và cho cả năm sau, khi các quốc gia khác lần lượt trên đà hồi phục sau dịch Covid-19.

Cơ hội duy trì tăng trưởng xuất khẩu sẽ vuột mất nếu các khó khăn trên không được các cấp quản lý giải quyết triệt để, đặc biệt đối với ngành thâm dụng nhiều lao động như dệt may, mà việc thực hiện "1 cung đường, 2 điểm đến" đang gặp rất nhiều trở ngại là một ví dụ. 

Hay với phương án sản xuất "3 tại chỗ" đang bộc lộ nhiều bất cập, nguy cơ trở thành điểm bùng phát dịch ngay tại "cứ điểm" sản xuất, nếu đề xuất của doanh nghiệp được áp dụng "2 tại chỗ" theo hướng cho phép người lao động trở về nhà khi hết ca làm việc, được xét nghiệm nhanh khi trở lại nơi làm việc vào ngày hôm sau, được tăng tốc tiêm vắc xin… chưa được xem xét một cách thấu đáo. Những điều này sẽ đưa đến nguy cơ thiếu hụt công nhân, gián đoạn sản xuất ngoài tầm kiểm soát.

anh-3.jpg
Doanh nghiệp dệt may gặp khó khăn trong 6 tháng cuối năm và trung hạn do dịch bệnh diễn biến phức tạp

Rõ ràng, để thực hiện chiến lược "mục tiêu kép" như Chính phủ đặt ra và tránh đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, tiếp tục giữ được vị thế "công xưởng thế giới" mà may mặc là mặt hàng đại diện, các doanh nghiệp khó lòng nhận tiếp các đơn hàng trong tương lai một khi chính sách thực thi vẫn còn khác biệt hoặc xa rời với thực tế.

Bởi lúc này đây, nguy cơ tổn thất về mặt tài chính vì chi phí phát sinh tăng cao, nguồn lực lao động giảm thiểu khó tìm lại sau khi dịch bệnh được kiểm soát… đang là những thách thức rất lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp.

Cần có giải pháp đồng bộ từ thể chế, tổ chức sản xuất, ưu đãi về thuế và các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu, nhất là các chính sách đối với doanh nghiệp và người lao động trong tình hình dịch Covid-19 để giữ vũng ngôi vị của ngành dệt may trong thời gian tới, đặc biệt là sau đại dịch./.

Tuấn Phong