Hỗ trợ tiêu thụ nng sản Tây Nguyên
Kinh tế - Ngày đăng : 17:39, 19/08/2021
Hiện nay, người dân trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đang bước vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản: Sầu riêng, bơ, mít, rau củ các loại… Những loại nông sản này có thời hạn sử dụng ngắn ngày, nguy cơ hư hỏng cao nên nhiều cơ quan chức năng đang tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để vận chuyển, tiêu thụ.
Nông sản Tây Nguyên giá đang giảm mạnh
Bên cạnh việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì mọi hoạt động sản xuất trong nông nghiệp của người nông dân vẫn phải diễn ra để đảm bảo đời sống. Hiện nay, người nông dân ở các tỉnh Tây Nguyên đang bước vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản, trong khi đó thị trường tiêu thụ khó khăn, giá thành lại giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Theo thống kê, 2 tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk đang có trên .000 nghìn héc-ta sầu riêng các loại với sản lượng ước tính hơn 127.000 tấn. Trong đó, tại tỉnh Đắk Lắk ngay đầu vụ thu hoạch, giá sầu riêng đã giảm mạnh. Thời điểm này năm ngoái, giá sầu riêng Ri6 là 50.000 – 60.000 đồng/kg, còn năm nay giảm còn khoảng 20.000 – 30.000 đồng/kg nhưng không ai dám “ôm” hàng vì dịch bệnh, xe cộ vận chuyển khó khăn. Còn sầu riêng truyền thống thì rụng đầy vườn nên các nhà vườn đem bán dọc các con đường với giá từ 7.000 – 10.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Nông, giá sầu riêng truyền thống được thương lái thu mua dao động từ 7.000 - 10.000 đồng/kg; sầu riêng Ri6 có giá trên 20.000 đồng/kg; sầu riêng Thái, Dona được thu mua với giá từ 35.000 - 40.000 đồng/kg. Mức giá này đều thấp hơn mùa vụ trước từ 30 - 40%.
Không chỉ cây sầu riêng, hiện giống bơ 034 tại tỉnh Đắk Nông cũng bước vào thu hoạch. Tuy nhiên, giá bơ đang xuống thấp gần 10.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể giá bơ năm ngoái thương lái thu mua tại vườn với giá thấp nhất là 25.000 đồng/kg. Tuy nhiên, hiện tại các thương lái thu mua với giá từ 14.000 - .000 đồng/kg.
Bên cạnh đó, các mặt hàng nông sản khác tại các tỉnh Tây Nguyên có giá thành đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính khiến giá giảm là do các tỉnh, thành phố phải giãn cách xã hội nên thị trường tiêu thụ bị bó hẹp, vận chuyển khó khăn. Bất kể dù là xe “luồng xanh” nhưng khi di chuyển cũng trải qua nhiều công đoạn, nhiều khâu kiểm soát Covid-19. Do đó, thời gian vận chuyển kéo dài khiến nông sản giảm chất lượng.
Triển khai các phương án hỗ trợ tiêu thụ
Trước tình hình này, các địa phương đã nhanh chóng triển khai một số phương án nhằm tháo gỡ khó khăn. Huyện Krông Pắk – thủ phủ sầu riêng của tỉnh Đắk Lắk đã lập một tổ công tác đặc biệt để hỗ trợ các xã, thị trấn trong công tác phòng dịch cho thương lái đến thu mua sầu riêng. Tổ công tác đặc biệt này có nhiệm vụ test nhanh Covid-19 cho người lao động, thương lái đến thu hoạch, thu mua sầu riêng. Ngoài ra, tổ công tác đặc biệt này còn có vai trò giám sát chỗ ăn, chỗ ở cho những người dân ở nơi khác đến sinh hoạt tại địa phương trong mùa thu hoạch nông sản. Cách làm này của huyện Krông Pắk nhằm giúp cho người lao động, thương lái đến thu mua sầu riêng không bị cách ly 14 ngày theo quy định, làm chậm thời gian thu hoạch nông sản so với lịch thời vụ. Quan trọng hơn, việc làm này sẽ giúp địa phương bảo đảm các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 nhưng vẫn song hành với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Tại tỉnh Đắk Nông, việc cấp mã thẻ QR Code “luồng xanh” cho các phương tiện vận tải đang được ưu tiên thực hiện. Việc cấp mã QR Code “luồng xanh” không chỉ gói gọn cho những xe tải tham gia các hợp tác xã, doanh nghiệp vận tải hàng hóa mà các xe tải cá nhân, hộ gia đình cũng được cấp. Điều này tạo điều kiện cho các xe tải cá nhân cũng có thể tham gia vận chuyển, lưu thông hàng hóa trong mùa dịch. Việc cơ quan chức năng tiến hành cấp mã QR Code “luồng xanh” cho các xe tải vận chuyển hàng hóa là nhằm kiểm soát cung đường đi của các phương tiện này. Qua đó, nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 chứ không phải để hạn chế sự lưu thông của các phương tiện vận tải. Khi có thẻ, việc vận chuyển hàng hóa thiết yếu đi qua các chốt kiểm soát dịch bệnh của các tỉnh, thành phố trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn.
Bên cạnh việc các địa phương tự chủ động, triển khai các phương án tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để vận chuyển, tiêu thụ nông sản. Thì Bộ Công Thương cũng yêu cầu các Cục, Vụ, đơn vị chức năng cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển các ngành chế biến nông sản thực phẩm để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn. Vừa đẩy mạnh phát triển các kênh phân phối truyền thống, vừa tập trung phát triển các kênh phân phối hiện đại, chú trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm đa dạng hóa, nâng cao hiệu quả các hình thức xúc tiến xuất khẩu ra thị trường ngoài nước, với phương châm “mở rộng thị trường mới, không bỏ rơi thị trường nội địa”.
Theo đó, Bộ Công Thương đã tiến hành các phiên giao thương kết nối doanh nghiệp sản xuất, chế biến, cung ứng nông sản Tây Nguyên với các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu trong nước, hệ thống phân phối, sàn thương mại điện tử, kết hợp tư vấn phát triển thị trường cho các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam và mở rộng thị trường xuất khẩu sang nước ngoài.
Hoạt động lưu thông, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản trong bối cảnh dịch bệnh, nói chung sẽ khó khăn hơn. Mong rằng với sự hỗ trợ tối đa của các cơ quan chức năng, sự chung tay của xã hội thì người nông dân Tây