Bộ Nng nghiệp v Phát triển Nng thn: Chính thức mở con đường kết nối nng sản ra thị trường

Kinh tế - Ngày đăng : 07:52, 01/09/2021

Ngy 31/8/2021, Bộ Nng nghiệp v Phát triển Nng thn (NN & PTNT) đã tổ chức lễ ra mắt diễn đn “Thng tin kết nối sản xuất v tiêu thụ nng sản”.

Nhằm phát huy kết quả hoạt động trong kết nối, tiêu thụ nông sản của Tổ công tác phía nam (Tổ công tác 970), từ đó hình thành cơ chế cung cấp thông tin, kết nối giữa các khâu trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản, tạo mối liên kết chặt chẽ, nhiều chiều giữa các cơ quan quản lý với doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) và bà con nông dân trên phạm vi cả nước.

Ra mắt diễn đàn “Thông tin sản xuất và tiêu thụ nông sản”

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hoành hành, ảnh hưởng không nhỏ đến mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế -xã hội của đất nước, trong đó ngành Nông nghiệp cũng không nằm ngoài ngoại lệ. Từ những khó khăn thực tiễn đó, Bộ trưởng Bộ NN & PTNT thẳng thắn thừa nhận những khó khăn của ngành Nông nghiệp. Và với quyết tâm không để cảm xúc chi phối hành động, mà mỗi người trong chúng ta hãy thắp lên một ngọn lửa để cuộc sống ấm áp hơn… Cùng nhau đoàn kết để vượt qua khó khăn, mở rộng thị trường không chỉ trong thời dịch bệnh, từ đó trong cuộc sống, trong hành động, trong sản xuất kinh doanh sẽ thành công hơn. Ngành Nông nghiệp chính thức mở một con đường mới: Con đường kết nối nông sản cho nông dân ra thị trường.

1.jpg

“Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Có lẽ cái e, cái ngại, cái sợ sệt… làm cho chúng ta không có đủ sáng suốt, đủ dũng cảm để chúng ta mở đường. Hôm nay, chính thức chúng ta mở một con đường mới cho Bộ NN & PTNT, từ khởi đầu nằm ở trụ sở phía nam của Bộ là Tổ công tác 970. Một con đường kết nối nông sản từ các HTX, từ đồng ruộng, từ bờ ao, từ mảnh vườn để ra thị trường trong nước trong bối cảnh khó khăn do giãn cách xã hội” - Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Lê Minh Hoan.

Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Lê Minh Hoan chủ trì Diễn đàn “Thông tin sản xuất và tiêu thụ nông sản”, có sự tham gia trực tuyến của 63 tỉnh, thành phố; các doanh nghiệp với trên 300 điểm cầu trên cả nước. Mở đầu diễn đàn, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết theo dõi trên mạng, thấy sự háo hức đón chờ ngày khai mạc diễn đàn từ Bắc chí Nam. Điều này cho thấy chúng ta đang hướng về cách làm việc mới mẻ hơn. Đây là công sức, ý tưởng của Tổ công tác 970, tổ công tác đặc biệt của Bộ NN & PTNT theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ.

Tổ công tác 970 do Thứ trưởng Trần Thanh Nam dẫn đầu, hoạt động trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản trong bối cảnh các tỉnh, thành phía Nam thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Chính phủ, như: xây dựng trang web, mạng xã hội (facebook, zalo) và số điện thoại đường dây nóng…, đến nay khu vực phía Nam đã hình thành được hơn 1,3 ngàn đầu mối cung ứng nông sản; 58 kho tập kết hàng hóa nông sản, thực phẩm với số lượng tiêu thụ lên đến 1 ngàn tấn/ngày, chủ yếu cung cấp cho thị trường TP.HCM trong thời gian siết chặt giãn cách xã hội.

2.jpg
Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Lê Minh Hoan chủ trì Diễn đàn

Với những thành công ban đầu, từ công sức, ý tưởng của Tổ công tác 970 và với cách làm mới mẻ. Và từ những trăn trở của Bộ trưởng trong cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0 của ngành: “Với trí tuệ con người, trí tuệ nhân tạo, người ta có thể kết nối vạn vật được, kết nối người với vật được. Thì tại sao, chúng ta không kết nối trái xoài, hạt gạo, con cá… từ cánh đồng ra thị trường, nó quá dễ dàng. Chính chúng ta không kết nối với nhau được: giữa HTX với thị trường, giữa HTX với doanh nghiệp (DN), giữa người nông dân với DN, và đứng trung tâm là ngành quản lý chuyên môn, từ đó đề ra những giải pháp hữu hiệu”.

Trước yêu cầu lớn là việc kết nối tiêu thụ nông sản trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, nhiều chuỗi sản xuất, cung ứng, lưu thông, tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố gặp khó khăn và bị đứt gãy. Diễn đàn chính thức ra mắt, là kênh thông tin xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu nông sản, vật tư nông nghiệp và sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn. Thông tin thống kê, tổng hợp, dự báo, phục vụ quản lý sản xuất, xúc tiến thương mại và kết nối cung cầu nông sản. Đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong các chuỗi hoạt động sản xuất - tiêu thụ nông sản.

Kết nối thông tin, dữ liệu giữa người sản xuất và tiêu thụ trên thị trường là vô cùng quan trọng

Vai trò kết nối thông tin, dữ liệu giữa người sản xuất và tiêu thụ trên thị trường là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, đó lại là nhược điểm chung của ngành nông nghiệp, khi hầu hết chúng ta đều mù mờ về thông tin, dữ liệu, hai bên mua bán không gặp nhau từ kết nối, chất lượng, đến giá cả. Đây là lúc chúng ta cần nhìn thẳng vào vấn đề, để cùng nhau vượt qua. “Thị trường chỉ đáp ứng được, khi chúng ta tối ưu tiện ích cho người tiêu dùng, tối ưu sản xuất. Người tiêu dùng ngồi ở nhà cũng có nông sản được đưa đến tận nơi. Thấy tiện ích, người ta sẽ đặt hàng. Mở tổng cầu sẽ mở được tổng cung. Chúng ta cần thẩm thấu câu chuyện đơn giản này, để ban chỉ đạo phát triển thị trường, xúc tiến thị trường đưa ra những quyết sách phù hợp”- Bộ trưởng cho biết.

Trong điễn đàn, các về giải pháp tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân trong thời gian sắp tới khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp cũng được nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, các hiệp hội, ngành hàng quan tâm thực hiện. Cụ thể, sẽ phát triển thêm nhiều mô hình bán lẻ hiện đại mới nhằm tăng tính kết nối với khách hàng; tăng đầu tư các trung tâm thu mua nông sản ở các vùng sản xuất trọng điểm; xây dựng các sàn thương mại điện tử kinh doanh nông sản; kết nối nguồn cung vật tư đầu vào và những nguyên liệu phụ trợ cho sản xuất, kinh doanh nông sản; hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp duy trì hoạt động; có chính sách hỗ trợ kịp thời, mạnh mẽ hơn, nhất là về nguồn vốn để doanh nghiệp, nông dân duy trì sản xuất trong khó khăn tránh sự gãy đổ của các chuỗi sản xuất…

3.jpg

Trong diễn đàn, cũng ghi nhận ý kiến kiến nghị 4 vấn đề của đại biểu: Thứ nhất, đề nghị Bộ NN-PTNT kiến nghị Chính phủ bổ sung các HTX vào đối tượng được hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Thứ hai, thời điểm hiện nay việc thông tin kịp thời về cung cầu trong điều kiện giãn cách, dịch kéo dài rất quan trọng. Do đó, cần tăng cường nâng cấp hệ thống đăng ký mua sắm online. Thứ ba, cần đẩy mạnh triển khai việc kết hợp với các ứng dụng giao hàng trực tuyến. Thành lập các kho trên địa bàn để tạo thuận lợi cho việc điều phối các gói cung ứng. Thứ tư, cần tăng cường nguồn nhân lực để cung ứng cho người dân.

Diễn đàn, đề cao việc thường xuyên tổ chức các "Chợ online kết nối nông sản”, xây dựng triển lãm nông sản ảo. Trên chợ này sẽ hiển thị thông tin bên mua bên bán, các gian hàng trưng bày được hiển thị trên màn hình máy tính với không gian 3D, 4D để người mua có thể nhìn thấy sản phẩm chân thật nhất. Xây dựng bản đồ, thông tin quảng bá và tư vấn dịch vụ du lịch nông nghiệp, nông thôn. Về dài hạn, diễn đàn sẽ tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn sản xuất, kinh doanh tiêu thụ nông sản; hoàn thiện hệ thống truyền thông đa phương tiện về cung – cầu nông sản; tổ chức định kỳ các diễn đàn thông tin kết nối; tập hợp thông tin dữ liệu khách hàng cung-cầu; hoàn thiện vận hành chợ online; hoàn thiện, vận hành triển lãm ảo. Thông tin chuyển đổi số, đẩy mạnh áp dụng mã số vùng trồng, tổ chức liên kết chuỗi, truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn chất lượng nông sản.

Thông qua diễn đàn này, HTX, nhà vườn, nông dân sẽ hiểu hơn quy luật thị trường, tín hiệu thị trường để tìm cách đáp ứng. Các Sở NN & PTNT cũng tìm thấy vai trò của mình trong định hướng sản xuất. Mọi điều đều phụ thuộc vào thị trường và cách ứng xử với thị trường. Ngày xưa chúng ta bán cái mình có, bây giờ chúng ta bán cái thị trường cần. Các trung tâm tiêu thụ nông sản sẽ phát đi tín hiệu, từ đó kích thích người nông dân xây dựng mã vùng trồng, vùng nuôi, nắm chắc thị trường 100 triệu dân trong nước, rồi mở rộng ra nước ngoài.

Diễn đàn “Thông tin sản xuất và tiêu thụ nông sản” không đơn thuần là giúp doanh nghiệp tìm được nguồn hàng, mà còn giúp các cơ quan nhà nước thay đổi phương thức quản lý, lãnh đạo điều hành từ địa phương cho đến cả nước. Trên cơ sở ấy, ngành nông nghiệp sẽ có những việc làm sát ruộng vườn của bà con, sát với đời sống xã hội nông thôn. Đó chính là ý nghĩa của việc kích hoạt toàn bộ xã hội. “Thương mại điện tử (TMĐT) là xu thế của thời đại công nghệ 4.0. Tôi tin rằng, diễn đàn này khác biệt với các trang TMĐT hiện tại. Nó nằm ở chiều sâu, không chỉ dừng ở thời điểm dịch bệnh hiện tại, mà còn tồn tại, song hành với quá trình vận hành của nền nông nghiệp Việt Nam”, Bộ trưởng nói.

Kim Truyền