Doanh nghiệp thực phẩm đề xuất được vay ưu đãi để chuẩn bị hng Tết

Doanh nghiệp - Doanh nhân - Ngày đăng : 09:55, 21/10/2021

Hiện các doanh nghiệp ngnh lương thực, thực phẩm đang rất cần nguồn vốn ưu đãi để thu mua, dự trữ nguyên phụ liệu, thnh phẩm chuẩn bị cho m a sản xuất dịp Noel, Tết Nguyên đán.

Đây là một trong những đề xuất của các doanh nghiệp gửi đến Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM liên quan đến hoạt động ngân hàng, chuẩn bị cho chương trình làm việc của Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV.

dn-thuc-pham.jpg
Doanh nghiệp thực phẩm đề xuất được vay ưu đãi để chuẩn bị hàng Tết

Cụ thể, doanh nghiệp ngành lương thực, thực phẩm, các doanh nghiệp đề xuất bổ sung vào nhóm đối tượng được hỗ trợ chính sách về vay vốn với mức giảm lãi suất thấp, đẩy nhanh giải ngân khoản vay... Bởi doanh nghiệp lương thực, thực phẩm đang rất cần nguồn tài chính mới để đưa vào kế hoạch thu mua, dự trữ nguyên phụ liệu, thành phẩm chuẩn bị cho mùa sản xuất phục vụ thị trường Noel và Tết Nguyên đán sắp tới, góp phần bình ổn thị trường, an sinh xã hội.

Theo các doanh nghiệp, thời gian qua, một phần lớn nguồn vốn dự trữ đã được doanh nghiệp dùng để duy trì một phần sản xuất trong điều kiện khó khăn của dịch bệnh và giãn cách xã hội, đến nay đã gần cạn kiệt. Vì vậy, nguồn vốn hỗ trợ cho vay mới là rất cấp bách và cần thiết lúc này.

Bên cạnh đề xuất vay vốn với lãi suất ưu đãi, các doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước có chủ trương cho phép áp dụng việc điều chỉnh nâng hạn mức định giá những tài sản thế chấp đang hiện hữu đối với những doanh nghiệp làm ăn có uy tín, có khả năng thu hồi vốn trong tương lai. Cụ thể, điều chỉnh tăng giá trị vốn vay lưu động từ 70% như hiện nay lên 85% nhằm giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực phải tìm thêm tài sản thế chấp.

Đồng thời, đề nghị ngân hàng cơ cấu lại nguồn vốn vay giữa trung, dài hạn và ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngành sản xuất, chế biến lương thực thực phẩm trong giai đoạn này; trong đó ưu tiên được tiếp cận vốn vay dài hạn nhiều hơn vốn ngắn hạn như tỷ lệ hiện nay.

Báo cáo tại hội nghị sơ kết chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp (DN) 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2021, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc phụ trách Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, cho biết nhu cầu vốn cuối năm tăng cao nhưng sẽ không có tình trạng thiếu vốn. Ngành ngân hàng cam kết bảo đảm đủ vốn để cho vay với lãi suất hỗ trợ DN phục hồi sản xuất - kinh doanh. 

Theo ông Minh, nhằm chia sẻ với những khó khăn, thách thức mà cộng đồng DN đang phải đối mặt, TP.HCM tăng cường thực hiện chương trình kết nối ngân hàng - DN với gói hỗ trợ tín dụng khoảng 70.000 tỷ đồng trong quý IV/2021.

Cũng tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng đề nghị Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM tiếp tục duy trì sự chỉ đạo sát sao các ngân hàng thương mại triển khai đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ DN; phối hợp chặt chẽ với các sở ngành, quận, huyện, TP Thủ Đức, các hội, hiệp hội DN hỗ trợ DN trên địa bàn TP tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi nhằm phục hồi hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Trang Nhi