Chủ tịch nước chủ trì phiên họp Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp TW

Chính trị - Ngày đăng : :18, 31/12/2014

Chủ tịch nước cho rằng, năm 2014 l năm c nhiều kh khăn thách thức, nhưng các cơ quan tư pháp đã đạt được những kết quả tích cực.

Sáng nay (31/12), Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương (BCĐ CCTP TW) đã họp phiên thứ 17 cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ CCTP năm 2014, nhiệm vụ trọng tâm năm 20. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng ban Chỉ đạo CCTP TW chủ trì hội nghị.

Chủ tịch nước chủ trì phiên họp Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp TW

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chủ trì hội nghị

Theo Báo cáo của BCĐ CCTPTW, năm 2014 là năm có nhiều sự kiện quan trọng tác động trực tiếp đến việc triển khai thực hiện chiến lược CCTP: Bộ Chính trị đã chỉ đạo tổng kết 8 năm thực hiện Nghị quyết 49 về CCTP đến năm 2020 và Kết luận 92 về việc tiếp tục thực hiện nghị quyết nêu trên;…Trước tình hình đó, BCĐ CCTPTW đã điều chỉnh, bổ sung kịp thời nội dung, chương trình công tác, tích cực chỉ đạo triển khai nhiệm vụ CCTP năm 2014 theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể được giao.

Cụ thể, BCĐ CCTPTW đã ban hành các kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện; đề ra mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ, hướng dẫn các tỉnh ủy, thành ủy, các cấp ủy, tổ chức đảng có liên quan ở Trung ương để tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện chiến lược. Kết quả kiểm tra và nắm tình hình các địa phương cho thấy cấp ủy, tổ chức đảng các cấp đã nghiêm túc tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt KL số 92-KL/TW, qua đó, giúp cho cán bộ, đảng viên, các cơ quan tổ chức nhận thức thống nhất xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49; lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ CCTP gắn với việc triển khai thực hiện Hiến pháp 2013.

Bên cạnh đó, việc hoàn thiện chính sách pháp luật hình sự, dân sự và các thủ tục tố tụng tư pháp, cấp ủy, tổ chức đảng các Bộ, ngành có liên quan, các tỉnh ủy, thành ủy đã phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo việc tổng kết thi hành pháp luật; đánh giá nhu cầu thực tế để xây dựng các đề án trình BCĐ CCTP TW cho ý kiến; xây dựng các dự thảo Luật, nghị quyết có liên quan đến lĩnh vực tư pháp trình Quốc hội xem xét, thông qua;…

Việc xác định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy của cơ quan tư pháp theo yêu cầu cải cách đã được cấp ủy, tổ chức đảng, Bộ, ngành có liên quan quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện các đề án, dự án Luật trình cấp có thẩm quyền xem xét, thông qua.

Cụ thể, Luật tổ chức TAND mới thông qua đã quy định TAND tổ chức thành 4 cấp độc lập, theo thẩm quyền xét xử, tổ chức lại các Tòa chuyên trách theo hướng mở rộng đến cấp huyện. Luật đã cụ thể hóa nguyên tắc nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm; quy định việc thành lập Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia, Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, trung cấp, cao cấp. Quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng Tòa án trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử,…Luật Tổ chức VKSND mới được thông qua cũng đã quy định về thẩm quyền, các cấp phù hợp với hệ thống tổ chức Tòa án nhân dân;…

 Ban cán sự đảng TANDTC, VKSNDTC đang khẩn trương triển khai thi hành Luật Tổ chức TAND, Luật Tổ chức VKSND; xây dựng các văn bản chi tiết việc thi hành Luật cũng như chuẩn bị các điều kiện cần thiết về biên chế, cơ sở vật chất, tổ chức,…để triển khai thực hiện. Cùng với đó là công tác hoàn thiện lĩnh vực bổ trợ tư pháp, xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp; tăng cường hợp tác quốc tế được đẩy mạnh.

Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu cũng đã đánh giá cao kết quả hoạt động  năm 2014 của BCĐ CCTPTW. Nhưng cũng cho rằng việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn xây dựng một số đề án, dự thảo Luật còn chậm tiến độ. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số tỉnh, thành ủy về nhiệm vụ CCTP chưa thường xuyên; chưa quan tâm xây dựng chương trình, kế hoạch công tác định kỳ, hàng năm; chưa tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện.

Các đại biểu cũng đồng tình quan điểm quán triệt của BCĐ CCTPTW về nhiệm vụ công tác triển khai trong năm 20. Đó là việc đề nghị các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương có liên quan cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm như: Hoàn thiện các chính sách pháp luật hình sự, dân sự và thủ tụng tố tụng tư pháp (Bộ Luật dân sự, hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, hình sự, hành chính); Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp; Hoàn thiện các chế định Luật sư, bổ trợ tư pháp; xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch vững mạnh; Hoàn  thiện cơ chế giám sát các cơ quan dân cử và phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với cơ quan tư pháp;…

Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình đề nghị bổ sung thêm vào báo cáo kết quả về việc trong năm 2014, TANDTC Việt Nam đã tổ chức hội nghị bàn tròn Chánh án các nước ASEAN về môi trường và tham gia hội nghị Tòa án các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam, Lào, Campuchia tại Viêng Chăn…Bởi vì đây là những kết quả nổi bật đạt được trong lĩnh vực hợp tác quốc tế về tư pháp của Tòa án Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của hệ thống Tòa án trên trường quốc tế.

Về việc đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động tư pháp, cần bổ sung thêm việc Ban cán sự đảng TANDTC đang tích cực chỉ đạo triển khai xây dựng đề án đổi mới trang phục của Thẩm phán, cán bộ, công chức,…để phù hợp với Luật Tổ chức TAND.

Cũng theo Chánh án Trương Hòa Bình, về nhiệm vụ trong 20 mà BCĐ đề ra tại mục 3.7 của báo cáo về đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động tư pháp, cần có kiến nghị Chính phủ bố trí vốn xây dựng trụ sở TAND do tách địa giới hành chính cấp huyện đến nay còn 26 đơn vị; về trang phục xét xử cần thông qua đề án trang phục mới.

Kết luận phiên họp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng, năm 2014 là năm có nhiều khó khăn thách thức, nhưng với nỗ lực chung các cơ quan tư pháp nói riêng và hoạt động tư pháp nói chung đã đạt được những kết quả hết sức tích cực, đặc biệt là việc hoàn thiện nhiều đề án thể chế hóa kịp thời các dự Luật theo tinh thần Hiến pháp 2013. Việc tổng kết 8 năm thực hiện công tác cải cách tư pháp đã rút ra được những bài học kinh nghiệm, đồng thời đặt ra những vấn đề mới cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung trong giai đoạn tới.

Về những vấn đề còn khác nhau trong các đề án, dự án Luật, Chủ tịch nước cho rằng các thành viên Ban chỉ đạo, các cơ quan được giao chủ trì cần chủ động, thảo luận kỹ càng trên tinh thần quán triệt tư tưởng của Đảng, căn cứ cơ sở lý luận và thực tiễn, đồng thời bố trí chương trình phù hợp với kế hoạch của Đảng và Quốc hội để sớm thông qua được các đề án, dự án Luật đáp ứng kịp thời công tác cải cách tư pháp trong thời gian tới.

Mai Thoa