Đại biểu lo lắng tăng trưởng kinh tế từ "bong bng" bất động sản, chứng khoán

Chính trị - Ngày đăng : 14:43, 09/11/2021

Thu ngân sách Trung ương 2021 vẫn hụt thu 29.300 tỷ, trong khi đ tổng thu ngân sách vẫn c tăng trưởng. Vậy c phải do "bong bng" từ đầu tư bất động sản, chứng khoán hay khng? L những vấn đề được các đại biểu quan tâm tại phiên thảo luận về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2022.
202111081440273177_toan-canh.jpg

“Bong bóng” đầu tư bất động sản, chứng khoán

Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ - Hà Tĩnh đồng tình cao với những nội dung trong báo cáo, đặc biệt là trong bối cảnh năm 2021 khi đại dịch COVID lần thứ tư xuất hiện tại Việt Nam có những tác động tiêu cực sâu rộng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến đời sống an sinh xã hội, việc đạt được các kết quả thu, chi thể hiện sự nỗ lực của Chính phủ và cả hệ thống chính trị.

Tuy nhiên, theo đại biểu, mặc dù đã có điều chỉnh giảm so với dự toán 2020 nhưng ngân sách trung ương vẫn hụt thu 29.300 tỷ, trong khi đó tổng thu ngân sách của chúng ta có tăng trưởng. Vậy cơ cấu thu ngân sách tăng trưởng ở đâu?

Đại biểu cho rằng, thực tế cho thấy, một trong những nội dung tăng trưởng đột biến năm nay là từ hoạt động ngân hàng, chứng khoán, đất đai.  Vậy có hay không hiện tượng những nhà đầu tư thế chấp vay vốn ngân hàng lấy tiền trong hệ thống tín dụng ra rồi lại quay vòng tiếp, vòng mới là tài sản, còn bong bóng là chứng khoán, bất động sản. Việc tăng thu ngân sách trong mảng đầu tư tài chính này không mang tính bền vững, tiềm ẩn rủi ro ngắn hạn và trung hạn cao, đại biểu nhận định và đề nghị Chính phủ có đánh giá toàn diện vấn đề này.

Bên cạnh đó, Tờ trình 49 của Chính phủ về phân bổ dự toán ngân sách trung ương năm 2022 hiện đang dùng thuật ngữ "ưu tiên đầu tư" mà chưa có định mức rõ. Vì vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ có quy định phân bổ đầu tư phát triển đều cho các lĩnh vực giáo dục, y tế trong cả nước.

202111091238087422_dai-bieu-bui-thi-quynh-tho-doan-dbqh-tinh-ha-tinh.jpg
Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ- Hà Tĩnh phát biểu tại hội trường.

Về giải pháp về phát triển kinh tế trong năm 2022, đại biểu cho rằng, chuyển đổi số lầ vấn đề cốt lõi và quan trọng là ở đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin để phục vụ cho phát triển kinh tế. Một trong những nguồn nhân lực chất lượng cao mà thời gian qua dường như chúng ta đã bỏ sót, khai thác không hiệu quả, hay nói cách khác là bị chảy máu chất xám, đó là các du học sinh nhận được học bổng từ các trường đại học nước ngoài. Nhiều em sau khi tốt nghiệp không trở về nước mà ở lại làm việc, được các tập đoàn, công ty nước ngoài trả lương cao, môi trường làm việc tốt. Thậm chí, trong đại dịch COVID vừa qua có nhiều người bản địa ở một số nước thất nghiệp, nhưng những lưu học sinh của chúng ta ở lại làm việc lại không bị ảnh hưởng gì. Điều đó cho thấy chất lượng nguồn nhân lực này là rất cao.

Phải xác định được động lực của tăng trưởng

Về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 của Chính phủ, đại biểu Nguyễn Tạo - Lâm Đồng cho rằng cần phải tập trung vào các yếu tố sau:

Một là, phải nói rằng công tác quy hoạch có một vai trò quan trọng cho phát triển đất nước nói chung và được xác định là động lực cho tăng trưởng.

Luật quy hoạch quy định phải tập trung cho quy hoạch tổng thế quốc gia, sau đó quy hoạch ngành, vùng, rồi mới đến tỉnh. Tuy nhiên, việc triển khai theo Luật Quy hoạch qua thời gian 4 năm rất chậm, không đủ cơ sở, gây khó khăn trong việc thiết lập các quy hoạch chung. Như quy hoạch đất đai thời kỳ 2021-2030, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch rừng,.. Đề nghị Chính phủ cần sớm có quy hoạch tổng thể quốc gia để bảo đảm kết nối đồng bộ hệ thống hạ tầng gắn với khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của quốc gia, phát triển các ngành, vùng địa phương trong thời gian sắp tới.

2021110912258744_dai-bieu-nguyen-tao-doan-dbqh-tinh-lam-dong.jpg
Đai biểu Nguyễn Tạo- Lâm Đồng.

Hai là, về cân đối thu, chi ngân sách nhà nước năm 2022 và các năm tiếp theo. Trước tình hình khó khăn của kinh tế thế giới và đất nước, để bảo đảm chủ động cho Chính phủ có nguồn lực phòng, chống dịch bệnh COVID-19, nguồn lực dành cho an sinh xã hội, nguồn lực để hỗ trợ cho nhiều doanh nghiệp và nhân dân phục hồi sản xuất, đặc biệt là nguồn lực cho việc tăng cường nâng cao nguồn lực y tế cơ sở vốn đã yếu và thiếu sau đại dịch.

Chính phủ tiếp tục rà soát, cắt giảm các nhiệm vụ chi thật sự chưa cần thiết, điều tiết kịp thời đối với các dự án chậm triển khai hoặc triển khai không có hiệu quả, phấn đấu tăng doanh số thu ngân sách nhà nước thông qua các nguồn thu còn dư địa và từ thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng động lực tăng trưởng mới phát triển, đặc biệt là những địa phương có thị trường thương mại, dịch vụ bất động sản sôi động, có tăng trưởng.

Ba là, Chính phủ cần quan tâm giải ngân vốn đầu tư công trung hạn lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt đầu tư xã hội, nhất là các giải pháp đột phá thu hút vốn đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng. Tiếp tục đẩy mạnh thủ tục cải cách hành chính; đẩy mạnh hơn nữa tiến độ xây dựng các dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm, có tính chất liên kết vùng, liên kết khu vực, nhất là các công trình hạ tầng giao thông quan trọng, trong đó có đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành và các tuyến đường sắt đô thị. Đẩy mạnh viêc giải ngân vốn đầu tư công; cho tách dự án giải phóng mặt bằng giao cho chính quyền địa phương làm chủ đầu tư đối với các dự án đi qua địa phương mình để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ, gắn với cơ chế phân công và xác định trách nhiệm của người đứng đầu một cách rõ ràng, minh bạch, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm.

Vấn đề cuối cùng cử tri hết sức bức xúc và quan tâm, theo đại biểu là việc quản lý và sử dụng tài sản công trong thời gian vừa qua. Đây là nguồn lực còn bỏ ngỏ chưa được khơi dậy và phát huy hiệu quả một cách toàn diện, đầy đủ, còn lãng phí rất lớn và phát sinh nhiều tiêu cực trong thực tiễn của đời sống xã hội. Vì vậy, Chính phủ cần có các chế định đủ mạnh, cương quyết để thống kê, quản lý một cách chặt chẽ về đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tài nguyên rừng. Tình trạng quy hoạch treo vẫn còn tồn tại, phát sinh nhiều tiêu cực, gây bức xúc trong đời sống nhân dân và dư luận xã hội, làm kìm hãm sự phát triển đồng bộ và thiếu bền vững của đất nước, đại biểu kiến nghị.

Quốc Huy