Triển vọng của ngnh  t trong năm 2022

Doanh nghiệp - Doanh nhân - Ngày đăng : :19, 10/12/2021

Hoạt động của các doanh nghiệp  t đang khởi sắc trở lại v sẽ phục hồi từ quý IV/2021. Đây l “thời điểm vng” để đầu tư vo các cổ phiếu ngnh  t...

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số ô tô trong quý 3/2021 đạt 34.467 chiếc (giảm 50,7% so với cùng kỳ) do các nhà phân phối/đại lý đã phải đóng cửa các cửa hàng để thực hiện giãn cách xã hội. Đặc biệt, doanh số bán ô tô trong tháng 8/2021 chỉ đạt 8.884 chiếc - thấp nhất kể từ năm 20.

nganh-o-to-1.jpg
Ngành ô tô sẵn sàng phục hồi từ quý IV/2021. 

Báo cáo tài chính quý III/2021 cho thấy, hàng loạt doanh nghiệp kinh doanh ô tô đã bị thua lỗ. Cụ thể, Công ty cổ phần City Auto (mã chứng khoán CTF) lỗ 7,17 tỷ đồng; Haxaco lỗ 33 tỷ đồng; Công ty cổ phần Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (Savico, mã chứng khoán SVC) lỗ 50,6 tỷ đồng...

Tuy nhiên, bức tranh kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh ô tô dần sáng trở lại khi dịch COVID-19 được kiểm soát, biện pháp giãn cách xã hội được dỡ bỏ, đặc biệt là từ sau chính sách giảm 50% phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước có hiệu lực từ tháng 12. 

Đây là lần thứ 2 trong vòng 2 năm trở lại đây, ô tô lắp ráp trong nước được hưởng ưu đãi kép gồm giảm 50% lệ phí trước bạ và gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Trước đó vào năm 2020 những chính sách này cũng đã từng được Chính phủ ban hành nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vượt khó, đồng thời kích cầu thị trường ô tô.

Về lý thuyết, việc gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với ô tô “nội” sẽ giúp các DN sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam có thêm thời gian nộp thuế. Với chính sách này các DN ô tô sẽ có thời gian chuẩn bị, tích lũy dòng tiền tốt hơn trong ngắn hạn, qua đó từng bước tháo gỡ khó khăn sau giai đoạn chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Vì vậy, việc gia hạn thời gian nộp thuế TTĐB nhìn chung không tác động nhiều đến mặt bằng giá bán ô tô tại Việt Nam.

Theo Công ty chứng khoán VNDIRECT, trong bối cảnh nhu cầu của người dân bị dồn nén, chính sách giảm lệ phí trước bạ được nhận định sẽ hỗ trợ cho doanh số ô tô phục hồi trở lại kể từ quý IV/2021-2022. Việc giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được xem là cú hích mạnh mẽ với thị trường vốn ảm đạm cả năm qua, khiến dòng tiền quay trở lại với các nhà phân phối ô tô.

Về phía các công ty niêm yết, VNDIRECT nhận định các công ty như SVC, HAX, CTF và VEA sẽ phục hồi mạnh mẽ nhờ mức nền thấp trong quý III/2021 và hưởng lợi từ 5 năm xu hướng kể trên và đây là “thời điểm vàng” để đầu tư vào các cổ phiếu ngành ô tô.

Trong đó, HAX sẽ được hưởng lợi từ chính sách ưu đãi từ Chính phủ khi hầu hết các mẫu xe của HAX đều được lắp ráp tại Việt Nam. Trong khi đó, Toyota Cross và Toyota Raize là những động lực tăng trưởng lợi nhuận chính của VEA trong năm 2022 nhờ vào sự xu hướng sử dụng ngày càng tăng đối với CUV và xe điện hybrid. Ngoài ra, HAX và VEA đang giao dịch với P/E trượt lần lượt là 14,3 lần và 10,1 lần, thấp hơn 12,5% và 39,5% so với mức trung bình của các công ty cùng ngành trong khu vực.

nganh-o-to-2.jpg
Đây là “thời điểm vàng” để đầu tư vào các cổ phiếu ngành ô tô. 

Song, các công ty cũng cần lưu ý về sự bùng phát của dịch COVID-19 có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các công ty ô tô niêm yết.

Bên cạnh đó, chuyên gia phân tích của VNDIRECT cũng đưa ra dự báo 5 xu hướng thể hiện triển vọng của ngành ô tô Việt Nam.

Thứ nhất, xe Hàn sẽ duy trì vị thế số 1 tại thị trường ô tô Việt Nam.

Thứ hai, sự lên ngôi của Crossover và SUV.

Thứ ba, chính sách ưu đãi của Chính phủ là động lực chính thúc đẩy sự phục hồi của ngành ô tô năm 2022.

Thứ tư, xe điện (EV) sẽ trở thành phương tiện phổ biến trong tương lai không xa.

Thứ năm, xu hướng làm tại Việt Nam - "Make in Việt Nam" sẽ tạo cơ hội cho VinFast và các doanh nghiệp phụ trợ.

Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) nhận định, động lực tăng trưởng đang lan tỏa mạnh mẽ trong khối ngành sản xuất, kinh doanh ô tô. Các doanh nghiệp đang nỗ lực vượt qua khó khăn để tiến về đích 2021.

Trang Nhi