"Bắt sng" 4 nhm ngnh tăng trưởng mạnh năm 2022
Doanh nghiệp - Doanh nhân - Ngày đăng : 11:56, /12/2021
Theo báo cáo mới đây của VNDirect, các chuyên gia đánh giá, với độ phủ rộng rãi của vaccine, nền kinh tế Việt Nam sẽ thích ứng với bình thường mới và quá trình mở cửa trở lại của nền kinh tế Việt Nam sẽ được đẩy nhanh kể từ quý đầu tiên của năm 2022.
Cụ thể, VNDirect dự báo, GDP của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 7,5% so với cùng kỳ vào năm 2022, với tốc độ phục hồi cao trên mọi phương diện. Trong đó, 4 động lực tăng trưởng chính đến từ cầu nội địa, xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ.
Từ đó, các chuyên gia đưa ra dự báo các ngành có mức tăng trưởng mạnh trong năm 2022 là Hàng hóa công nghiệp, Dịch vụ, Bán lẻ và Bất động sản.
Trên cơ sở đó, VNDirect đã nêu ra 4 luận điểm đầu tư cho năm 2022. Đầu tiên, giá hàng hoá dự kiến vẫn duy trì ở mức cao trong năm 2022.
Hiện chỉ số giá hàng hoá Bloomberg Commodity Index đã vượt mức cao nhất trong 10 năm và giá đã tăng ở hầu hết các mặt hàng, từ năng lượng, kim loại đến nông nghiệp do sự kết hợp của các yếu tố cung và cầu.
Giá của tất cả các mặt hàng đã tăng vọt trong năm nay và theo quan điểm của nhóm chuyên gia, các loại hàng hoá khác nhau sẽ có triển vọng khác nhau trong các giai đoạn tới và những công ty có mức độ phụ thuộc vào giá hàng hoá cao sẽ được hưởng lợi từ xu hướng này, chẳng hạn như dầu khí và các công ty xuẩt khẩu hàng hoá.
Thứ hai là về bất động sản, cụ thể là tiềm năng phát triển cơ sở hạ tầng trong những năm tới. Việt Nam đang đẩy mạnh bổ sung nguồn cung đất khu công nghiệp để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.
Việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng là một trong những cơ sở quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và thu hút làn sóng đầu tư nước ngoài. Theo đó, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, cảng biển và năng lượng sẽ là điểm nhấn trong hai năm tới.
Thứ ba là sự trỗi dậy của kinh tế số trong bối cảnh bình thường mới. Các công ty có vị thế nắm bắt các cơ hội từ sự trỗi dậy của kinh tế số, cũng như các công ty có khả năng thay đổi mô hình kinh doanh để thích ứng với nhu cầu "digital" của người tiêu dùng sẽ vượt trội hơn so với các đối thủ khác.
Xu hướng đầu tư thứ tư đến từ sự hồi phục của cầu nội địa kéo theo sự hồi phục của ngành dịch vụ. Theo đó, báo cáo nhận định, ngành hàng không, bán lẻ, sản xuất thực phẩm và nước giải khát sẽ là những đối tượng hưởng lợi chính từ khả năng phục hồi tiêu dùng.
Những dịch vụ này sẽ phục hồi và có tốc độ tăng trưởng cao hơn từ năm 2022 trở đi. Chủ yếu là đến từ các dịch vụ không thiết yếu được mở cửa trở lại và khả năng phục hồi tiêu dùng.
Cụ thể, tất cả các hoạt động dịch vụ, bao gồm du lịch, vận tải và vui chơi giải trí có thể được phép hoạt động hết công suất kể từ quý 2/2022, sau khi Việt Nam đạt mục tiêu tiêm chủng cho hơn 70% dân số.
Bên cạnh đó, sức tiêu thụ cũng được kỳ vọng sẽ tăng trở lại mạnh mẽ, với tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng dự kiến tăng 10 -12% so với cùng kỳ trong năm 2022.
Triển vọng tăng trưởng tốt hơn của ngành bán lẻ trong năm 2022 nhờ nhu cầu trong nước phục hồi mạnh mẽ, thời kỳ dân số trẻ và sự thay đổi lối sống của người tiêu dùng theo hướng bán lẻ hiện đại hơn truyền thống.