Phim Trung Quốc lừa người xem bằng kỹ xảo rẻ tiền gây tranh cãi

Âm nhạc - Phim - Ngày đăng : 16:29, 11/02/2022

Phim Trung Quốc cổ trang, đặc biệt l phim kiếm hiệp thường khng thể thiếu những cảnh bay lượn múa may trên khng trung. Đ l nhờ những kỹ xảo trên phim trường. Tuy nhiên, thời gian gần đây các nh sản xuất Trung Quốc đã khiến người xem cảm thấy ngán ngẩm với những pha xử lỹ non nớt từ mặt dn dựng đến âm thanh, hình ảnh.

Kỹ thuật số gần như đóng vai trò then chốt trong sự phát triển điện ảnh hiện nay. Công nghệ số vượt qua tất cả mọi giới hạn, đưa sự tưởng tượng của con người không còn biên giới. Chính vì thế công nghệ đáp ứng được tất cả.

Các kỹ xảo máy tính kỹ thuật số đã xuất hiện trong các phim của Hollywood từ ba thập niên trước. Một số bộ phim đánh dấu sự đột phá của các phim ứng dụng CG có thể nhắc đến: Chiến tranh giữa các vì sao (1977): cú đột phá của công nghệ CGI ba chiều trong cảnh cuộc đổ bộ lên Hành Tinh Chết.

xao.jpg
Phim Trung Quốc cổ trang, đặc biệt là phim kiếm hiệp thường không thể thiếu những cảnh kỹ xảo hoành tráng.

Đối với Trung Quốc, một quốc gia đã có lịch sử sản xuất những bộ phim kiếm hiệp lâu năm, cũng như tài sản các bộ phim lịch sử đồ sộ thì họ đã phải áp dụng kỹ xảo từ rất sớm.

Nổi tiếng cả thế giới là cơn mưa phi đao trong Thập diện mai phục của Trung Quốc. Cuộc nội chiến ác liệt trong Cờ bay phất phới của Hàn Quốc, hay trận đấu bóng đá kinh hoàng với những pha biểu diễn võ thuật khinh công quái đản nhất trong Đội bóng Thiếu Lâm của Hong Kong.

Càng chứng minh rằng phim ảnh sử dụng kỹ xảo đang ngày càng được mọi nền công nghiệp điện ảnh muốn làm phim thể loại này.

Tuy nhiên đi ngược lại với xu hướng ngày càng phải chuyên nghiệp hơn thì việc thương mại hoá điện ảnh đã đẩy Trung Quốc vào một cuộc khủng hoảng về chất lượng phim như hiện nay.

Không chỉ có các đơn vị sản xuất chính thống mới được làm phim. Hiện nay, tại Trung Quốc các ai cũng có thể làm phim và có thể chiếu trên bất cứ đâu nếu được cho phép.

Từ phim truyền hình, điện ảnh, phim chiếu mạng rồi đến các thể loại phim ngắn đã khiến thị trường phim của Trung Quốc trở nên không còn được chất lượng như trước.

Bên cạnh đó là việc dễ dãi của nhà sản xuất đã khiến các kỹ xảo trở nên ngớ ngẩn. Ngay cả những bộ phim có sự xuất hiện của các ngôi sao hạng A cũng trở nên thảm hoạ vì lỗi kỹ xảo.

Các phim cổ trang, kỳ ảo, thần thoại đang chiếu như Thập nhị đàm, Trường Ca hành, Sơn hà lệnh... đều bị chê bai vì những đoạn xử lý sơ sài, không chuyên nghiệp.

xao2.jpg
Kỹ xảo làm tăng tính hấp dẫn của một bộ phim lên gấp nhiều lần, tuy nhiên không bao gồm kiểu kỹ xảo ngớ ngẩn của Trung Quốc.

Phim Trung Quốc lừa người xem bằng kỹ xảo rẻ tiền gây tranh cãi

Như cảnh người cá trong Thập nhị đàm, cảnh đánh trận ở Trường Ca hành... Trên Weibo, khán giả viết: "Năm 2021 còn có kỹ xảo thế này ư?", "Kỹ xảo này, ba đồng cũng không đáng", "Các nhà làm phim coi khán giả như trẻ lên ba cả à?"...

Trên trang 163, Triệu Cương - giám đốc kỹ xảo phim Thanh Vân Chí - cho biết lý do chính dẫn đến hiện tượng "kỹ xảo ba đồng" là không đủ thời gian.

Nhà sản xuất Thanh Vân Chí chi 50 triệu nhân dân tệ (7,6 triệu USD) làm hiệu ứng hình ảnh song quỹ thời gian eo hẹp, buộc êkíp làm nhanh để giao cho công ty sản xuất, kịp ngày ra mắt.

Vương quốc ảo - phim kỹ xảo chiếm 90% - gặp tình trạng tương tự. Triệu Cương cho rằng thời gian làm phim Hollywood linh động, thoải mái hơn.

Ví dụ Game of Thrones, mỗi năm đoàn chỉ làm khoảng 10 tập trong khi một phim truyền hình Trung Quốc dao động từ 30-80 tập.

Dương Lỗi, đạo diễn Cửu Châu thiên không thành, cho biết thường phải thúc giục êkíp kỹ xảo. Phim chỉ có ba tháng xử lý hậu kỳ trước khi ra mắt. Ông cho biết nhiều trường hợp nhà sản xuất chấp nhận chi tiền nhưng cũng không thể có hình ảnh chất lượng cao do thiếu thời gian.

Không ít phim kỹ xảo sơ sài do nhà sản xuất không chịu đầu tư. Triệu Cương cho biết những người làm kỹ xảo như ông không quyết định được điều này.

"Ví dụ cảnh đánh trận với hàng nghìn binh lính nhưng nhà sản xuất chỉ thuê hơn 10 diễn viên quần chúng, còn lại yêu cầu công ty kỹ xảo xử lý, như thế làm sao có thể cho ra hiệu ứng chân thực?", Triệu Cương nói.

xao3.jpg
Cảnh Quách Phù chém đứt tay Dương Quá không thể "giả trân" hơn trong Thần Điêu Đại Hiệp 2014

Theo Triệu Cương, với phim Hollywood, đội ngũ kỹ xảo tham gia sản xuất từ giai đoạn hoàn thiện kịch bản còn ở Trung Quốc, người làm nghề như Triệu Cương thường chỉ được tham gia khi phim gần quay xong.

"Những cảnh hiện trường không quay được, đạo diễn mới ném cho chúng tôi", ông nói. Hiện trạng này khiến nhiều cảnh phim rời rạc, giả tạo. Chẳng hạn, đoàn phim Trường Ca hành dùng hình họa mô phỏng các cảnh đánh trận, rơi xuống nước.

Mới đây, bộ phim Kính song thành do Lý Dịch Phong và Trần Ngọc Kỳ đóng chính chỉ nhận điểm chất lượng 3,9/10 trên trang Douban với gần 50% khán giả chỉ đánh giá 1 sao.

Thất bại của phim được nhận xét là do kịch bản chậm, tình tiết kéo dài lê thê, diễn xuất của hai diễn viên chính kém, thiếu tương tác hấp dẫn. Bên cạnh đó, phần hiệu ứng của Kính song thành cũng nhận nhiều lời than phiền.

Trong những tập mới nhất, có cảnh Tô Nặc (Tôn Tổ Quân diễn) cầm kiếm Tích Thiên đâm vào Bạch Anh (Trần Ngọc Kỳ). Theo 163, kích thước của Tích Thiên kiếm rất lớn, trong quá trình chiến đấu thể hiện được sức mạnh, uy nghi của nhân vật.

xao4.jpg
Con ngựa trong cảnh quay này trông rất “giả trân”.

Tuy nhiên, nếu bị thanh kiếm đâm vào người, Bạch Anh khó lòng sống sót. Do đó, cảnh quay hấp hối phía sau trở nên vô lý.

Do kích thước kiếm và cơ thể của nữ diễn viên Trần Ngọc Kỳ không có sự chênh lệch nên đoàn phim phải sử dụng hiệu ứng kỹ xảo trong cảnh cô bị kiếm đâm, tuy nhiên cảnh quay này bị đánh giá là kém chân thực.

Ngoài ra, cảnh Lý Dịch Phong thổi ra bong bóng cũng bị đánh giá là chi tiết phi logic, hài hước quá lố.

Xuân Lan