Chủ tịch Quốc hội: Giám sát cần lưu ý tình trạng loạn đơn, đơn vượt cấp, những đơn thư bất thường

Chính trị - Ngày đăng : :52, 23/02/2022

Giám sát cần lưu ý tình trạng loạn đơn, đơn chuyển lng vng, đơn kéo di, đơn vượt cấp, những đơn thư bất thường… tìm hiểu nguyên nhân thực sự của tình trạng ny l từ phía người dân hay do việc giải quyết của cơ quan c thẩm quyền khng đúng, khng kịp thời, khng hết trách nhiệm, Chủ tịch Quốc hội nêu r.
chu-tich-quoc-hoi-giam-sat-can-lu-y-tinh-trang-loan-don-don-vuot-cap-don-thu-bat-thuong.jpg
Chủ tịch Quốc hội: Gám sát phải thực sự tạo được sự chuyển biến, hiệu lực, hiệu quả, thực chất, có ý nghĩa tác động cho cả nhiệm kỳ Quốc hội.

Sáng nay (23/2), tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chỉ trì buổi làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo từ ngày 01/7/2016-01/7/2021, nghe báo cáo việc triển khai các nội dung liên quan đến chuyên đề giám sát.

Tham dự buổi làm việc có Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương –Trưởng Đoàn giám sát; Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình – Phó Trưởng Đoàn thường trực Đoàn giám sát; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê K'đăm – Phó Trưởng Đoàn giám sát; lãnh đạo Văn phòng Quốc hội cùng các thành viên Đoàn giám sát; Tổ giúp việc của Đoàn giám sát.

Một số tỉnh đã gửi báo cáo nhưng chưa đúng, chưa đủ

Báo cáo với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ về tình hình triển khai, kết quả giám sát ban đầu, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết, tính đến ngày 10/2/2022, Đoàn giám sát đã nhận được 21/21 báo cáo của các bộ, ngành Trung ương, 63/63 báo cáo của UBND tỉnh, thành phố; Báo cáo của TAND cấp cao tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và 63/63 TAND cấp tỉnh; Báo cáo của VKSNDTC, VKSND cấp cao tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và 48/63 VKSND cấp tỉnh; 46/63 báo cáo của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Qua xem xét bước đầu các báo cáo cho thấy: các quy định của Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo đã được các cơ quan, tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, đúng yêu cầu. Việc ban hành văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện đã đầy đủ, kịp thời. Việc thực hiện trách nhiệm tiếp công dân định kỳ của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp đã có những chuyển biến tích cực. Lịch tiếp công dân định kỳ của lãnh đạo UBND các cấp, nhất là cấp tỉnh được niêm yết và thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Việc thụ lý, giải quyết các vụ việc về cơ bản đã thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền. Việc đôn đốc, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo có hiệu lực pháp luật được quan tâm hơn và có những chuyển biến tích cực.

Trong quá trình giải quyết, nhất và các vụ việc phức tạp, đông người đã có sự tham gia tích cực, hiệu quả và thực chất của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội. Nhiều vụ việc gây bức xúc trong nhân dân, được dư luận quan tâm đã được xử lý, giải quyết kịp thời, nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Trưởng Ban Dân nguyện cũng cho biết, một số tỉnh đã gửi báo cáo nhưng chưa đúng, chưa đủ nội dung theo đề cương, biểu mẫu yêu cầu của Đoàn giám sát. Trong đó, về tiếp công dân định kỳ của người đứng đầu, phần lớn các báo cáo còn nêu chung chung, chưa nêu cụ thể số ngày phải tiếp định kỳ theo quy định, chưa đánh giá đầy đủ trách nhiệm, hiệu quả tiếp công dân định kỳ của người đứng đầu. Về giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhiều đơn vị báo cáo tỷ lệ giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền đạt rất cao, thậm chí là đạt 100%, chênh lệch khá nhiều so với tỷ lệ giải quyết nêu tại báo cáo tổng kết hàng năm của đơn vị. Báo cáo của các địa phương có nêu số vụ việc công dân khiếu nại đúng, tố cáo đúng chiếm tỷ lệ trên 6%, đúng một phần chiếm tỷ lệ khoảng 20% nhưng lại chưa nêu cụ thể sau sót của cơ quan hành chính các cấp, chưa nêu việc xử lý trách nhiệm, hình thức xử lý thuộc cấp nào, ngành nào…

Phải tạo được sự chuyển biến, hiệu lực, hiệu quả, thực chất

Phát biểu chỉ đạo, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, việc triển khai 4 chuyên đề giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần này có nhiều đổi mới so với trước đây, trong đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến nhiều lần, nhiều vòng mới thống nhất được bản Kế hoạch chi tiết và Đề cương giám sát của từng chuyên đề để triển khai thực hiện. Do đó công tác chuẩn bị, tổ chức thực hiện là rát quan trọng. Nếu không đổi mới, cải tiến thì giám sát sẽ không hiệu quả.

Về nội dung giám sát, Chủ tịch Quốc hội Đề nghị Đoàn giám sát họp đánh giá sơ bộ tiến độ triển khai thực hiện theo kế hoạch chi tiết, mục tiêu, yêu cầu bám sát Nghị quyết của Quốc hội, rà soát phân công phân nhiệm vụ cụ thể từng thành viên Đoàn giám sát, Tổ giúp việc, cá thể hóa trách nhiệm, bám sát theo từng lĩnh vực, lưu ý giai đoạn nghiên cứu, tổng hợp các nội dung báo cáo, tài liệu là rất quan trọng. Đồng thời, giám sát cần huy động sự vào cuộc của các Ủy ban của Quốc hội, chú trọng sự tham gia của Hội đồng nhân dân và Đoàn đại biểu Quốc hội tại các tỉnh, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là những kênh thông tin độc lập cho Đoàn giám sát.

Chủ tịch Quốc hội dẫn chứng từ thực tiễn giải quyết một số vụ việc nổi cộm trước đây tại Hà Nội như vụ bãi rác Sóc Sơn, 8B Lê Trực, tàu trên cao Cát Linh - Hà Đông, công viên nước Thanh Hà… nhờ sự vào cuộc thực chất, bám sát thực tiễn nên khiếu nại tố cáo được giải quyết triệt để. Bên cạnh đó, còn những vụ việc còn dang dở, kéo dài cần được giám sát tìm hiểu nguyên nhân là do đâu, có phải cơ quan không quan tâm giải quyết đơn thư hay giải quyết hình thức. Do đó, giám sát cần lưu ý tình trạng loạn đơn, đơn chuyển lòng vòng, đơn kéo dài, đơn vượt cấp, những đơn thư bất thường… tìm hiểu nguyên nhân thực sự của tình trạng này là từ phía người dân hay do việc giải quyết của cơ quan có thẩm quyền không đúng, không kịp thời, không hết trách nhiệm.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, giám sát lần này của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải thực sự tạo được sự chuyển biến, hiệu lực, hiệu quả, thực chất, có ý nghĩa tác động cho cả nhiệm kỳ Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Đoàn giám sát có văn bản đôn đốc việc lập và gửi báo cáo của các cơ quan, địa phương đến Đoàn giám sát, trong đó, đặc biệt nhắc nhở đến Thanh tra Chính phủ - cơ quan chủ trì giúp Chính phủ trong lĩnh vực này nhưng báo cáo sơ sài, không đáp ứng yêu cầu.

Để bảo đảm chất lượng giám sát, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý đến việc phản ánh tình hình giải quyết khiếu nại tố cáo thể hiện thông qua các số liệu tuyệt đối và tương đối, quan trọng là chốt và khớp về mặt số liệu, trong đó có số liệu tổng thể 5 năm và từng năm, số vụ việc giải quyết từng năm, số vụ việc phát sinh mới từng năm, lũy kế đến nay. Rà soát, thống kê các vụ việc tồn đọng, rà soát trùng lặp, đôn đốc giải quyết dứt điểm trong thời hạn cụ thể, trách nhiệm của các bên hướng đến mục tiêu xử lý triệt để các vụ việc tồn đọng và hạn chế phát sinh vụ việc mới. Có phân loại các vụ việc theo nhóm vụ việc tiếp công dân, vụ khiếu nại, vụ tố cáo cũng như phân loại theo từng lĩnh vực cụ thể; phân tích số liệu, đánh giá thực trạng, dự báo tình hình, chỉ rõ nguyên nhân.

Đồng thời quan tâm đến những vấn đề nổi lên thời gian gần đây có nguy cơ trở thành khiếu nại tố cáo phức tạo như trong vấn đề đất đai (bỏ cọc đấu thầu, cố tình không thực hiện hợp đồng mua bán đất đai, hợp đồng hứa mua hứa bán… gây ra nhiều hệ lụy phức tạp, tình trạng người bị thiệt hại trở thành người vi phạm); thời kì hậu Covid-19 cũng phát sinh nhiều vấn đề tranh chấp hợp đồng dân sự.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ban Dân nguyện – cơ quan chủ trì giúp việc cho Đoàn giám sát xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm để triển khai thực hiện. Tổ trưởng Tổ biên tập của Đoàn giám sát phân công cho các thành viên phụ trách từng nội dung, từng hợp phần nghiên cứu các tài liệu sớm có báo cáo tổng hợp bước đầu kết quả; xây dựng đề cương làm việc sâu, nội dung cần tập trung khi làm việc với các Bộ, ngành, địa phương; chọn lọc ra một số vụ việc nổi cộm để báo chí truyền thông theo dõi điều tra. Truyền hình Quốc hội, các cơ quan báo chí bám sát các Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội để vào cuộc phản ánh vừa điều tra làm rõ vừa cung cấp thông tin cho Đoàn giám sát vừa thông tin tuyên truyền về hoạt động giám sát đến cử tri và Nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, mỗi cuộc giám sát vừa đảm bảo toàn diện vừa có những vụ việc nổi cộm mà khi giải quyết được sẽ có tác động lan tỏa, thực chất; đồng thời qua giám sát cũng phát hiện mô hình tốt cách làm hay, phê phán nơi trì trệ, vô cảm; cùng với đó là sức mạnh của truyền thông, công khai tạo ra sức ép để thúc đẩy tiến độ giải quyết, giám sát chặt chẽ.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh giám sát toàn diện có trọng tâm trọng điểm, đưa ra kiến nghị từ lập pháp, cơ chế đến tổ chức thực hiện, nhấn mạnh vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, cá thể hóa trách nhiệm, làm kỹ, làm rõ các nội dung.

Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 01/7/2016 đến ngày 01/7/2021” được thành lập theo Nghị quyết số 289/NQ-UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với nội dung giám sát là đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, xác định nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan.

Đoàn giám sát thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các quy định khác của pháp luật có liên quan; xây dựng kế hoạch chi tiết và các đề cương báo cáo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến trước khi ban hành; báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 8/2022 về kết quả giám sát; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề và gửi báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4.

Ngọc Mai