Đề xuất cải cách chế độ tiền lương v cơ chế giám sát đối với Thẩm phán

Chính trị - Ngày đăng : 08:17, 04/02/20

Vừa qua, tại TP. Hồ Chí Minh, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương tổ chức Hội thảo khu vực phía Nam về “Thực trạng, giải pháp phng, chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp”.

Tham dự Hội thảo có đồng chí Trương Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TANDTC; đồng chí Lê Thị Thu Ba, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương và đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương, địa phương…

“Cần người chống tiêu cực có tầm”

Các “Đề án thực trạng và giải pháp phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp” của Ban cán sự Đảng TANDTC, lực lượng Công an nhân dân, Bộ Tư pháp… cho thấy, việc chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp đang trở nên cấp bách, không chỉ có ý nghĩa pháp lý mà còn có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc. Từ nay đến năm 2020, việc tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác cải cách tư pháp.

Đề xuất cải cách chế độ tiền lương và cơ chế giám sát đối với Thẩm phán

Quang cảnh Hội thảo

Đối với TAND, thời gian qua, công tác phòng chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp đã đạt được những kết quả nhất định. Ban cán sự Đảng, lãnh đạo TANDTC luôn quan tâm, chỉ đạo, các TAND thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác phòng, chống tham nhũng. Các cơ quan như Báo Công lý, Cổng thông tin điện tử, Tạp chí TAND thường xuyên đăng tải các chủ trương, đường lối của Đảng, các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng; đưa tin về những tấm gương điển hình của các cơ quan Tòa án, qua đó góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức đối với công tác phòng chống tham nhũng. Phương hướng trong thời gian tới, TANDTC tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về cải cách tư pháp và phòng chống tham nhũng; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức; cải cách chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức và Thẩm phán; xây dựng cơ chế phát huy vai trò thanh tra, giám sát đối với hoạt động tư pháp; xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của Tòa án từng bước hiện đại, khoa học…

Đề xuất cải cách chế độ tiền lương và cơ chế giám sát đối với Thẩm phán

Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình trao đổi với bà Lê Thị Thu Ba - Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương    (Ảnh: T.Long)

Các đại biểu đã thảo luận sôi nổi, đề xuất nhiều biện pháp phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp. Ông Nguyễn Đức Chính, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp nhận định: Các tham luận tại Hội nghị rất sâu, có sự nhận diện hành vi tham nhũng rõ ràng, đánh giá được nguyên nhân, giải pháp rất đúng. Ông Chính đặc biệt quan tâm đến đội ngũ thực hiện việc phòng, chống tiêu cực. “Giải pháp đúng nhưng thực hiện không được thì không có ý nghĩa”, ông Chính trăn trở. Để thực hiện tốt cần những con người quyết liệt, có tầm, phải đồng lòng từ trên xuống dưới.

Cần cải cách đột phá về tiền lương cho hệ thống Tòa án

Tiến sỹ Chu Hải Thanh nhận định: “Tòa án là khâu cuối cùng để thiết lập công lý. Tôi mong muốn có sự đột phá mạnh dạn. Trước hết là khâu đầu vào của cán bộ, cần có sự chuẩn hóa. Về vấn đề tiền lương, tôi tha thiết đề nghị Ban chỉ đạo cải cách nêu ra, cần có sự cải cách đột phá cho hệ thống Tòa án. Cần có khoản lương cao cho Thẩm phán nhưng đi kèm đó là cơ chế giám sát. Tòa án là ngành đặc biệt quan trọng, là người canh giữ công lý cho xã hội, cần phải đột phá trước cho Tòa án”. Ông Thanh đề xuất cần có “Hộp thư liêm chính” để người dân có ý kiến, những thư từ đó có sự chọn lọc để đưa ra Hội đồng nhân dân. Khi phát hiện có sai phạm thì Hội đồng nhân dân “ra tay”, đề nghị phế truất những cán bộ làm sai.

Đề xuất cải cách chế độ tiền lương và cơ chế giám sát đối với Thẩm phán

Nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đức Chính phát biểu tại Hội thảo

Ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP. Hồ Chí Minh nhận định: Cần có chế độ đãi ngộ tốt hơn cho Thẩm phán nhưng kèm theo đó là chế tài xử lý tiêu cực cần phải nghiêm minh. Cần phải có sự độc lập xét xử và trách nhiệm giải trình của người Thẩm phán. Hiện quyền của Thẩm phán quá lớn nhưng sự giám sát của pháp luật lại chưa cao. Khi người Thẩm phán tiêu cực, công lý sẽ không được bảo vệ, lòng tin người dân sẽ bị giảm sút nghiêm trọng.

Ông Trần Huy Hùng, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Đồng Nai đề xuất cần có những khen thưởng có tính chất vinh danh cho đội ngũ cán bộ bảo vệ pháp luật. Điều đó để cán bộ, công chức thấy rằng dù đồng lương khiêm tốn nhưng sẽ phấn đấu để được vinh danh. Ông Đinh Công Út, Ban chỉ đạo cải cách tư pháp TP. Cần Thơ có cùng nhận định: Tôn vinh người Thẩm phán để xã hội kính trọng, để người Thẩm phán luôn biết giữ gìn đạo đức, tư cách.

Ông Nguyễn Văn Phước, Chánh án TAND tỉnh Khánh Hòa nêu ý kiến: Cần chú trọng công tác giáo dục về tư tưởng và cơ chế giám sát cán bộ, công chức.  Cần nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức qua việc học tập, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Lê Hong