Tin vắn thế giới ngy 26/5: Nga cấp nhanh quốc tịch cho người Ukraine ở khu vực đã kiểm soát

Chuyển động - Ngày đăng : 08:02, 26/05/2022

Triều Tiên dẫn đầu thế giới về ca mắc mới; Nga cấp nhanh quốc tịch cho người Ukraine ở khu vực đã kiểm soát; EU đầu tư gần 1 tỷ euro tăng cường năng lực quốc phng… l tin tức thế giới đáng chú ý.

Triều Tiên dẫn đầu thế giới về ca mắc mới

Hãng tin Triều Tiên KCNA cho biết, theo thông tin từ trụ sở cơ quan phòng chống dịch khẩn cấp của nhà nước, ngày 25/5, có hơn 1.970 người dân nước này đã bị sốt (giảm khoảng 18 540 người so với ngày hôm trước), 192.870 người hồi phục (giảm 20.810 người so với ngày hôm trước) và không có trường hợp tử vong nào được ghi nhận từ 18h ngày 23/5 đến 18h ngày /5 trên cả nước.

Tính đến 18h ngày /5, kể từ cuối tháng 4, tổng số người bị sốt là hơn 3.064.880 người, trong đó 2.741.470 người (chiếm 89,448%) đã hồi phục và ít nhất 323.330 người (10,55%) đang được điều trị.

trieu-tien-covid.jpeg
Nhân viên giao thực phẩm cho người bị cách ly tại nhà vì nghi nhiễm COVID-19 ở Bình Nhưỡng. Ảnh: KCTV/Yonhap

Người mắc COVID-19 có nguy cơ cao hình thành cục máu đông trong phổi

Những người từng mắc COVID-19 có nguy cơ hình thành các cục máu đông trong phổi, cũng như mắc các triệu chứng về đường hô hấp, cao gấp đôi so với những người chưa từng mắc. Đây là kết quả nghiên cứu do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ tiến hành, công bố ngày /5.

Theo nghiên cứu trên, cứ 5 người trong độ tuổi từ 18-64 thì có 1 người gặp phải các vấn đề sức khỏe có thể liên quan đến COVID-19, trong khi cứ 4 người ở nhóm tuổi trên 65 thì có 1 người gặp phải.

Mỹ công bố số liệu mới về hội chứng COVID kéo dài

Ngày /5, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ công bố một nghiên cứu mới cho thấy có tới 20% số người từ 18 tuổi trở lên ở Mỹ bị mắc hội chứng COVID kéo dài sau khi đã khỏi bệnh COVID-19.

Brunei cập nhật hướng dẫn phòng, chống dịch

Ngày 25/5, Chính phủ Brunei cho biết Giai đoạn bệnh đặc hữu sớm của nước này sẽ kết thúc vào ngày 31/5 và nhà chức trách sẽ cập nhật hướng dẫn về các biện pháp kiểm soát COVID-19, bắt đầu từ tháng 6.

Theo chương trình phục hồi quốc gia sau đại dịch COVID-19, Brunei coi COVID-19 là bệnh đặc hữu từ tháng 12/2021 trong bối cảnh tình trạng lây lan dịch bệnh giảm dần, sau khi nước này áp đặt các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt nhất, trong đó có quy định làm việc tại nhà và ban bố lệnh giới nghiêm.

Bỉ loại bỏ gần nửa triệu liều vaccine chống COVID-19

Gần 500.000 liều vaccine AstraZeneca sẽ hết hạn vào ngày 31/5 tới và sẽ phải vứt bỏ. Vào tháng 7, gần 800.000 liều Moderna và 90.000 liều Pfizer cũng sẽ phải thanh lý.

Pfizer thông báo bán thuốc giá rẻ cho các nước nghèo nhất

Hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) cho biết sẽ bán các loại thuốc đã được cấp bằng sáng chế của mình cho các nước nghèo nhất thế giới với mức giá “phi lợi nhuận”.

Đó là một phần của một sáng kiến mới tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos, mang tên “Hiệp định vì một thế giới khỏe mạnh hơn”. Hiệp định sẽ tập trung vào 5 lĩnh vực, gồm bệnh truyền nhiễm, ung thư, viêm nhiễm, các bệnh hiếm và sức khỏe phụ nữ.

Đức nới lỏng các quy định nhập cảnh từ ngày 1/6

Bộ Y tế Đức sẽ nới lỏng các quy định về COVID-19 đối với người nhập cảnh vào Đức từ ngày 1/6.

Tập đoàn truyền thông Funke dẫn lời Bộ trưởng Bộ Y tế Đức Karl Lauterbach cho biết nước này sẽ ngừng áp dụng quy định 3G đối với người nhập cảnh vào Đức cho đến cuối tháng 8. Theo đó, du khách khi nhập cảnh vào Đức không cần có chứng nhận tiêm chủng, đã khỏi bệnh hoặc xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 gồm tiêm chủng, phục hồi sau nhiễm virus hoặc xét nghiệm âm tính sẽ dừng áp dụng cho tới tháng 8 năm nay.

Chuyên gia Nam Phi: Không cần tiêm chủng diện rộng phòng bệnh đậu mùa khỉ

Ngày 25/5, Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu các dịch bệnh truyền nhiễm (NICD) của Nam Phi Adrian Puren khẳng định đến nay việc tiêm đại trà vaccine phòng bệnh là không cần thiết. Chiến dịch tiêm phòng nên ưu tiên cho những bệnh truyền nhiễm khác, có nguy cơ lây lan và tử vong cao hơn. Tuy nhiên, ông lưu ý giới chức y tế cần duy trì cảnh giác trước đợt bùng phát này.

Lào áp dụng biện pháp ngăn chặn bệnh đậu mùa khỉ

Theo nhật báo Vientiane Times số ra ngày /5, nhà chức trách y tế Lào đang theo dõi khách du lịch để phát hiện sớm các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ, sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo ghi nhận các ca mắc bệnh này ở một số quốc gia.

Báo trên dẫn lời Cục trưởng Cục kiểm soát bệnh truyền nhiễm thuộc Bộ Y tế Lào, ông Rattanaxay Phetsouvanh cho biết các nhân viên y tế sẽ kiểm tra thân nhiệt của du khách và hỏi lịch sử đi lại của họ. Những người từng đến các khu vực nguy cơ cao sẽ không được nhập cảnh Lào.

Tổng thống Putin lần đầu thăm thương binh từ chiến trường Ukraine

Theo đài RT, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu ngày 25/5 đã đến thăm một số binh sĩ bị thương trong cuộc xung đột ở Ukraine. Sau khi đi thăm Bệnh viện quân y trung ương ở Moscow, ông Putin nói rằng tất cả các binh sĩ được triển khai ở nước ngoài, và gia đình của những người đã mất, nên được bồi thường.

Tờ Moscow Times cho biết đây là lần đầu tiên nhà lãnh đạo Nga thăm các thương binh về từ Ukraine kể từ khi ông phát động chiến dịch quân sự ở nước láng giềng.

Nga cấp nhanh quốc tịch cho người Ukraine ở khu vực đã kiểm soát

Theo tờ Moscow Times, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 25/5 đã ký sắc lệnh đơn giản hóa quy trình nhập quốc tịch Nga cho những người Ukraine sống trong các vùng lãnh thổ do quân đội Nga kiểm soát ở miền nam và miền đông Ukraine.

Theo sắc lệnh, cư dân của hai khu vực Ukraine do Nga kiểm soát là Zaporozhye và Kherson sẽ có thể nộp đơn xin nhập quốc tịch Nga theo một thủ tục nhanh chóng.

ho-chieu-nga.jpeg
Nga nới lỏng con đường trở thành công dân cho người Ukraine. Ảnh: Moscow News Agency

Quốc hội Philippines tuyên bố ông Ferdinand Marcos Jr đắc cử Tổng thống

Ngày 25/5, Quốc hội Philippines đã chính thức tuyên bố ông Ferdinand Marcos Jr là Tổng thống thứ 17 của quốc gia Đông Nam Á này, sau khi chính khách này giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử diễn ra hồi đầu tháng.

EU đầu tư gần 1 tỷ euro tăng cường năng lực quốc phòng

Ngày 25/5, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông qua chương trình làm việc thường niên thứ hai của Quỹ Quốc phòng châu Âu (EDF) với nguồn kinh phí là 9 triệu euro.

Như thông báo hôm /2, EUDIS sẽ hợp tác chặt chẽ với Trung tâm đổi mới của Cơ quan Quốc phòng châu Âu. Chương trình làm việc bao gồm tổng cộng 33 chủ đề được thiết lập theo 8 đề xuất sẽ bắt đầu vào đầu tháng 6 để khởi động một số dự án mang tính biểu tượng nhất định, từ an ninh mạng đến không gian hoặc tác chiến hải quân.

Quan chức châu Âu cảnh báo kịch bản giá năng lượng tăng cao vĩnh viễn

Giới chức Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo người tiêu dùng sẽ phải trả giá cho việc từ bỏ nguồn cung dầu mỏ giá rẻ của Nga.

Theo đài RT (Nga), bà Margrethe Vestager, Uỷ viên phụ trách vấn đề cạnh tranh của EU, cho biết người tiêu dùng châu Âu sẽ phải gánh chịu hậu quả tăng giá năng lượng vĩnh viễn nếu lục địa này áp lệnh ngừng nhập khẩu khí đốt từ Nga.

Nga tuyên bố trả nợ nước ngoài bằng đồng ruble đúng thời điểm bị dự báo sẽ 'vỡ nợ'

Theo đài RT, ngày 25/5, Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Vyacheslav Volodin cho biết Moscow có kế hoạch thanh toán nợ nước ngoài bằng đồng ruble . Điều này xảy ra sau khi Washington ngăn chặn Nga trả nợ bằng ngoại tệ cho các trái chủ Mỹ.

Ngân hàng Trung ương Ukraine xem xét điều chỉnh lãi suất

Ngày 25/5, Ngân hàng Trung ương Ukraine (BoU) cho biết tại cuộc họp chính sách tiền tệ ngày 2/6, ngân hàng này có thể xem xét điều chỉnh lãi suất lần đầu tiên kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine ngày /2.

Ukraine đã đóng băng lãi suất cơ bản ở mức 10% sau ngày /2 bất chấp việc lạm phát tăng lên 16,4% trong tháng 4, do tình hình bất ổn và những hạn chế của giao dịch chuyển tiền trong giai đoạn xảy ra xung đột.

Nga và Iran mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Ngày 25/5, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho rằng cả hai nước đều có trữ lượng dầu khí khổng lồ nhưng hoạt động xuất khẩu các mặt hàng này bị hạn chế do lệnh cấm vận của phương Tây.

Trả lời truyền hình Iran, Phó Thủ tướng Alexander Novak cho biết: "Iran có thể trở thành một điểm trung chuyển chiến lược cho vận tải và logistic, qua đó bảo đảm lưu thông dòng chảy của hàng hóa".

Quan chức Thổ Nhĩ Kỳ dọa rút khỏi NATO nếu liên minh kết nạp Thụy Điển và Phần Lan

Ngày 25/5, Thổ Nhĩ Kỳ đã thể hiện lập trường cứng rắn đối với vấn đề kết nạp hai nước Thụy Điển và Phần Lan và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Trang mạng Pravda.ru đưa tin Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố nước này sẽ nêu vấn đề rút khỏi NATO nếu liên minh không đáp ứng các đòi hỏi của Ankara đối với việc kết nạp Phần Lan và Thụy Điển.

EU chưa thống nhất về quan điểm đối với Nga trước thềm hội nghị thượng đỉnh

Italy và Hungary đề xuất EU công khai kêu gọi ngừng bắn tại Ukraine và tiến hành các cuộc đàm phán hoà bình với Nga, trong khi nhiều thành viên khác giữ quan điểm cứng rắn với Moscow ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh EU ngày 30 - 31/5 tới.

Chuyên gia cảnh báo nguồn cung lúa mỳ cho thế giới chỉ còn đủ 10 tuần

Ngày 25/5, giới chuyên gia cảnh báo nguồn cung lúa mỳ cho thế giới sẽ cạn kiệt trong vòng 10 tuần nữa.

RT dẫn lời chuyên gia Sara Menker - Giám đốc điều hành của Gro Intelligence, một công ty toàn cầu sử dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu công và tư nhân để dự đoán xu hướng cung cấp thực phẩm - cho rằng tình trạng thiếu phân bón trên diện rộng, các vấn đề về chuỗi cung ứng và hạn hán kỷ lục là những lý do chính đằng sau cuộc khủng hoảng lúa mỳ hiện nay.

Quốc hội Nga thông qua dự luật bỏ giới hạn tuổi nhập ngũ

Ngày 25/5, Quốc hội Nga đã thông qua luật cho phép bỏ giới hạn về độ tuổi tối đa có thể tham gia phục vụ quân đội theo diện hợp đồng.

Hiện dự luật cần được Tổng thống Vladimir Putin ký ban hành thành luật. Theo luật hiện hành, người Nga trong độ tuổi từ 18-40 và người nước ngoài từ 18-30 có thể đăng ký gia nhập quân đội Nga.

Giới chức Hàn - Nhật - Mỹ thảo luận về vụ phóng mới của Triều Tiên

Ngoại trưởng và quan chức cấp cao các nước Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản ngày 25/5 đã có các cuộc trao đổi trong đó bày tỏ quan ngại về vụ phóng thử các tên lửa đạn đạo mà Triều Tiên mới thực hiện.

Theo Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, Ngoại trưởng nước này Park Jin và người đồng cấp Mỹ Antony Blinken đã nhất trí hợp tác chặt chẽ để thúc đẩy Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua nghị quyết mới với Triều Tiên. Hai bên đánh giá động thái mới của Bình Nhưỡng là hành động làm gia tăng căng thẳng, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định khu vực.

Quốc hội Mỹ thúc đẩy kiểm soát súng đạn

Ngày 25/5, các Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ tuyên bố nhất thiết phải tiến hành thảo luận quy mô lớn về kiểm soát súng đạn khi mà đã xảy ra vụ xả súng kinh hoàng ở thị trấn Uvalde của bang Texas, khiến ít nhất 19 trẻ em và 2 người lớn thiệt mạng. Trước đó 10 ngày, một vụ xả súng đẫm máu khác cướp đi sinh mạng của 10 người tại thành phố Buffalo, bang New York.

El Salvador tiếp tục đề nghị gia hạn tình trạng khẩn cấp

Chính phủ El Salvador ngày 25/5 cho biết sẽ tiếp tục đề xuất Quốc hội nước này cho phép gia hạn tình trạng khẩn cấp quốc gia để đấu tranh với tội phạm, sau 2 tháng áp dụng biện pháp này.

Cuối tháng 3 vừa qua Quốc hội El Salvador đã phê chuẩn ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề xuất của Tổng thống Nayib Bukele, sau khi làn sóng bạo lực băng đảng cướp đi sinh mạng của 87 người trong những ngày bạo lực nhất kể từ khi ông Bukele lên cầm quyền từ tháng 6/2019.

Đắm thuyền ngoài khơi Tunisia, trên 70 người mất tích

Trao đổi với báo giới, người phát ngôn lực lượng trên, Houcem Eddine Jebabli cho biết chiếc thuyền chở khoảng 100 người, đang trên đường từ Libya đến châu Âu, đã bị lật ở ngoài khơi cảng Sfax của Tunisia. Những người này có quốc tịch khác nhau ở các nước trong khu vực châu Phi và châu Á. Cho đến nay, lực lượng chức năng đã trục vớt được 1 thi thể.

Bạch Dương