Thuỷ sản Việt Nam kh cạnh tranh ở thị trường châu Phi

Doanh nghiệp - Doanh nhân - Ngày đăng : 09:58, 30/05/2022

Giá bán tăng cao, c loại tăng gấp đi khiến thuỷ sản Việt Nam kh cạnh tranh v gia tăng thị phần xuất khẩu tại thị trường châu Phi.

Theo Bộ Công thương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với tất cả 54 quốc gia ở khu vực châu Phi, trao đổi thương mại hai chiều đã có mức tăng trưởng khả quan trong những năm qua. Năm 2020, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - châu Phi đạt 6,7 tỷ USD. Năm 2021, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam các nước châu Phi đạt hơn 7 tỷ USD.

xuat-khau-thuy-san-sang-chau-phi.jpg

Thống kê 3 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi đạt 591,7 triệu USD. Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ châu Phi đạt giá trị 447,1 triệu USD.

Tuy nhiên có một thực tế dễ nhận thấy, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường châu Phi có sự sụt giảm trong một vài năm trở lại đây. 

Nguyên nhân sự sụt giảm này được ông Hoàng Đức Nhuận - Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Algeria chỉ ra: Trên thị trường Algeria, cá tra phi lê đông lạnh của Việt Nam có giá 9,5 USD/kg, tăng gấp đôi năm ngoái. “Doanh nghiệp nhập khẩu Algeria cho biết, trước đây người dân Algeria đánh giá cao chất lượng và giá thuỷ sản Việt Nam nhưng 2 năm trở lại đây giá thành tăng mạnh đã ảnh hưởng tới cạnh tranh”, ông Hoàng Đức Nhuận nói.

Giá luôn là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu, thuỷ sản không phải là ngoại lệ, nhất là với thị trường có thu nhập bình quân đầu người chưa cao như châu Phi.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới giá thành thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường châu Phi, thuế là một yếu tố. Đơn cử tại Algeria, thuế nhập khẩu thuỷ sản là 53%, trong đó thuế nhập khẩu 30%, VAT 9%, thuế khấu trừ 12%, thuế đoàn kết 2%. Ai Cập mức thuế đang áp dụng cho thuỷ sản nhập khẩu từ Việt Nam dao động từ 5-20% tuỳ loại sản phẩm. Điều này làm nóng thêm sức ép cạnh tranh của thuỷ sản Việt.

Dù vậy, do nhu cầu tiêu dùng có xu hướng tăng, sản xuất trong nước chưa đáp ứng nhu cầu, đại diện Thương vụ Việt Nam tại thị trường châu Phi vẫn cho rằng còn nhiều dư địa cho thuỷ sản Việt Nam tăng tốc xuất khẩu.

Do đó, doanh nghiệp thuỷ sản trong nước được khuyến cáo tối ưu hoá sản xuất nhằm hạn chế chi phí, tìm cách giảm chi phí vận chuyển từ đó giảm giá thành sản phẩm.

Cùng đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ càng đối tác trước khi ký kết hợp đồng, Thương vụ Việt Nam tại châu Phi sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp trong vấn đề này. Tham dự nhiều triển lãm, hội chợ nhằm quảng bá sản phẩm. Nên thanh toán bằng hình thức LC không huỷ ngang và yêu cầu đối tác đặt cọc từ 25-30% giá trị đơn hàng. Trong hợp đồng cần thiết làm rõ và cụ thể các vấn đề liên quan đến tranh chấp để có cơ sở pháp lý khi có vấn đề phát sinh.

Trang Nhi