Chánh án TAND huyện Ph Ninh: “Xét xử trực tuyến l điều m tất cả các Thẩm phán đều mong đợi”

Ta án địa phương - Ngày đăng : 21:30, 17/06/2022

Trao đổi với phng viên Báo Cng lý về một số nội dung trong việc xét xử trực tuyến, Thẩm phán Vũ Bình Phương, Chánh án TAND huyện Ph Ninh (Phú Thọ) nhấn mạnh: “Chủ trương xét xử trực tuyến l điều m tất cả các Thẩm phán đều mong đợi, ph hợp với xu hướng hiện nay của đất nước, l bước đi quan trọng để tiến tới xây dựng Ta án thng minh, Ta án điện tử…”.
c5297ed2-b8e3-4bd4-8355-ad55294c5633(1).jpeg
Thẩm phán Vũ Bình Phương, Chánh án TAND huyện Phù Ninh

Mới đây, TAND huyện Phù Ninh đã phối hợp với Viện KSND cùng cấp mở phiên toà xét xử theo hình thức trực tuyến với bị cáo Hán Trung Lương (SN 1969, trú tại xã Trung Giáp, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) về tội “Mua bán trái phép chất ma tuý” với 2 điểm cầu, gồm: Điểm cầu trung tâm tại Hội trường xét xử TAND huyện Phù Ninh và điểm cầu thành phần là Trại tạm giam Công an tỉnh.

Được biết, đây là phiên tòa xét xử đầu tiên được TAND huyện Phù Ninh phối hợp với Viện KSND cùng cấp và cơ quan Công an tổ chức các phiên tòa hình sự dưới hình thức trực tuyến theo Nghị quyết số 33/2021/QH ngày 12/11/2021 của Quốc hội.

Tại điểm cầu TAND huyện thành phần tham gia phiên tòa gồm có HĐXX và đại diện Viện KSND. Điểm cầu tại Trại tạm giam Công an tỉnh có bị cáo và lực lượng công an làm nhiệm vụ giữ trật tự phiên tòa.

Dù được tổ chức trực tuyến nhưng phiên tòa vẫn đảm bảo đầy đủ thủ tục, quy trình, thành phần tham gia tố tụng.Trong tình hình hiện nay, việc tổ chức xét xử trực tuyến sẽ giúp đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh Covid-19, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giải quyết án tại địa phương.

50e81d-bfbf-4aba-a63f-fbc79ed4379e.jpeg
Thẩm phán Phùng Thị Thu Hường, Phó Chánh án TAND huyện Phù Ninh, chủ toạ phiên toà xét xử trực tuyến vừa qua

Vào tù vì “ngựa quen đường cũ”

Theo bản án sơ thẩm, khoảng 9h ngày 1/1/2022 Hán Trung Lương đi xe ôtô khách xuống bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) tìm mua ma tuý heroine. Khi đến nơi Lương đi vào một quán nước ở vỉa hè gặp một người nam giới tự giới thiệu tên là Dũng. Lương hỏi mua của Dũng 5 triệu đồng ma tuý heroin. Sau khi mua được heroine, Lương đem về nhà chia thành 13 gói nhỏ. Sau đó Lương sử dụng hết 3 gói ma tuý.

Đến khoảng 11h ngày 3/1/2022 Lương bán cho Nguyễn Quốc Toản 1 gói heroine với giá 300 nghìn đồng.

Khoảng 8h ngày 4/1/2022, Lương lại tiếp tục bán cho Nguyễn Quốc Toản 4 gói heroine với giá 1 triệu đồng (Lương cho Toản nợ tiền). Còn lại 5 gói ma tuý Lương tàng trữ với mục đích để bán nhưng chưa có người hỏi mua thì đến khoảng 10h 30’ ngày 4/1/2022, bị cơ quan công an phát hiện, thu giữ toàn bộ vật chứng.

Theo HĐXX, hành vi phạm tội của bị cáo Lương đã xâm phạm chính sách độc quyền quản lý của nhà nước về chất ma túy, gây dư luận xấu trong quần chúng nhân dân. Hành vi đó cần phải xử lý nghiêm minh trước pháp luật để giáo dục riêng và phòng ngừa chung.

7c9f355b-9b04-40c8-8436-3083b5afb769.jpeg
Chánh án Vũ Bình Phương trao đổi với phóng viên Báo Công lý

Sau khi nghị án, HĐXX đã quyết định tuyên phạt bị cáo Hán Trung Lương 9 năm tù về tội danh như đã nêu trên, tổng hợp hình phạt 27 tháng tù của Bản án số 45/2021/HSST ngày 29/10/2021 của Tòa án nhân dân huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, bị cáo Lương phải chấp hành hình phạt chung của cả hai bản án là 11 năm 3 tháng tù.

Được biết, trước khi phạm tội lần này, ngày 29/10/2021, Lương đã bị TAND huyện Phù Ninh xử phạt 27 tháng tù cùng về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”. Lương đang chờ đi chấp hành án thì lại tiếp tục phạm tội.

Năm 1995 bị TAND huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang xử phạt Lương 6 năm tù về tội “Trộm cắp tài sản công dân” và “Cướp tài sản công dân”; năm 2004 bị TAND thị xã Lào Cai, tỉnh Lào Cai xử phạt 30 tháng tù về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”; năm 2008 bị TAND TP Lào Cai (Lào Cai) xử phạt 7 năm tù về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.

d4feb59f-9b32-4e2c-9016-e8b01dffe878.jpeg
Bị cáo Hán Trung Lương tại phiên toà xét xử trực tuyến vừa qua

Xét xử trực tuyến là điều mà tất cả các Thẩm phán đều mong đợi

Trao đổi về vấn đề lần đầu tiên đơn vị áp dụng công tác xét xử bằng hình thức trực tuyến vụ án “Mua bán trái phép chất ma tuý” nêu trên với phóng viên Báo Công lý, Thẩm phán Vũ Bình Phương, Chánh án TAND huyện Phù Ninh cho biết, thực hiện Nghị quyết số 33/2021/QH ngày 12/11/2021 của Quốc hội; Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP ngày /12/2021 của TANDTC, Viện KSNDTC, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp về tổ chức phiên tòa trực tuyến; chỉ đạo của Chánh án TANDTC về việc hệ thống TAND triển khai xét xử trực tuyến vào quý 1/2022.

Sau khi cùng một số đơn vị nghiên cứu các phương án sử dụng phương tiện kỹ thuật; TAND huyện Phù Ninh đã phối hợp với Trại tạm giam Công an tỉnh Phú Thọ và Viện KSND huyện Phù Ninh triển khai xét xử phiên tòa trực tuyến đầu tiên vào ngày 16/6/2022.

Bước đầu, để thuận tiện cho việc thí điểm, nghiên cứu, rút kinh nghiệm, TAND huyện Phù Ninh và Viện KSND cùng cấp thống nhất chọn vụ án hình sự có ít người tham gia tố tụng để có thể thực hiện những phiên tòa trực tuyến đầu tiên trong phạm vi tối đa 02 điểm cầu gồm điểm cầu trung tâm tại phòng xử án, điểm cầu thành phần tại cơ sở giam giữ.

6e55cd90-a321-4dec-a96e-e9e6de5c7d13.jpeg
TAND huyện Phù Ninh phối hợp chặt chẽ với Viện KSND cùng cấp để việc xét xử trực tuyến được diễn ra tốt nhất

Đặc biệt, TAND huyện Phù Ninh cũng đã phối hợp với các đơn vị chức năng như Viettel, Vinaphone để được hỗ trợ về mặt kỹ thuật, cũng như lắp ráp các thiết bị phục vụ cho việc ứng dụng CNTT tại tòa án, đặc biệt là giúp cho việc xét xử trực tuyến được hiệu quả.

Ngoài yếu tố đường truyền, đội ngũ nhân lực, cán bộ chuyên trách về CNTT là rất quan trọng. Đối với TAND huyện Phù Ninh, đội ngũ cán bộ CNTT còn rất hạn chế nhưng không vì thế mà chúng tôi không tiến hành xét xử trực tuyến, không tiến hành chuyển đổi số trong xu thế của quốc gia.

Hiện TAND huyện Phù Ninh đã tiến hành công tác tập huấn, đặc biệt nâng cao tinh thần tự học công nghệ của các cán bộ.

Thẩm phán Vũ Bình Phương, Chánh án TAND huyện Phù Ninh nhấn mạnh: “Chủ trương xét xử trực tuyến là điều mà tất cả các Thẩm phán đều mong đợi, phù hợp với xu hướng hiện nay của đất nước, là bước đi quan trọng để tiến tới xây dựng Tòa án thông minh, Tòa án điện tử mà TANDTC đang quyết tâm phấn đấu thực hiện thật tốt.

Trong tình hình mới như hiện nay, xét xử trực tuyến sẽ giúp đảm bảo an toàn trong điều kiện phòng chống dịch bệnh Covid -19, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giải quyết án, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Bước đầu thực hiện một nội dung mới, chắc chắn có những khó khăn nhưng được sự ủng hộ của cấp ủy địa phương, của lãnh đạo TAND tỉnh Phú Thọ và sự quyết tâm, đồng lòng của tập thể lãnh đạo, cán bộ đơn vị TAND huyện Phù Ninh đã thực hiện được tốt phiên tòa trực tuyến đầu tiên, đảm bảo đúng các quy định về tổ chức phiên tòa trực tuyến”.

2de6f3cd-c798-4484-a512-468f11e49c96.jpeg
Bị cáo Lương tại điểm cầu công an trại giam của tỉnh

Tiếp tục trao đổi với phóng viên vấn đề này, nữ Thẩm phán Phùng Thị Thu Hường, Phó Chánh án TAND huyện Phù Ninh, người đầu tiên giữ vài trò chủ toạ, điều hành phiên toà xét xử trực tuyến của đơn vị trong vụ án “Mua bán trái phép chất ma tuý” nêu trên cho biết: Dịch bệnh Covid -19 đã đi qua, chúng ta đang dần thích nghi với tình hình mới, nhưng không vì thế mà chúng ta chủ quan, bởi đâu đó trong xã hội và trên thế giới nó vẫn đang còn có những diễn biến phức tạp…, Do đó, việc xét xử trực tuyến sẽ giúp tránh lây lan dịch bệnh.

Ngoài ra, liên quan đến vấn đề dẫn giải bị cáo tới tòa, nữ Thẩm phán Phùng Thị Thu Hường cho biết, trên địa bàn đơn vị cách xa trụ sở của trại tạm giam, nên nếu xét xử trực tuyến sẽ đảm bảo được thời gian khai mạc và xét xử theo đúng thời gian mà Tòa án đề ra, đảm bảo an toàn cho người dẫn giải và cả bị cáo.

Hơn nữa, khi bị cáo không phải đứng trực diện với HĐXX, tâm lý của bị cáo sẽ tốt hơn, trả lời đúng trọng tâm vụ việc hơn và đúng tâm trạng của bị cáo hơn. Tuy nhiên, việc xét xử trực tuyến đối với TAND huyện Phù Ninh hiện nay vẫn còn một số hạn chế khi Tòa án cần nhiều thời gian chuẩn bị cơ sở vật chất tốt hơn nữa. Đặc biệt, nếu đường truyền trực tuyến không tốt sẽ ảnh hưởng đến việc xét hỏi cũng như tranh tụng tại phiên tòa.

Cũng theo nữ Thẩm phán Phùng Thị Thu Hường, những phiên tòa nên xét xử trực tuyến là những vụ án mà bị cáo đang bị tạm giam tại trại tạm giam của công an. Các vụ án có số người tham gia tố tụng không nhiều sẽ thuận lợi hơn, đảm bảo cho tất cả những người tham gia tố tụng.

      Trước đó, giữa tháng 7/2021, Chánh án TANDTC và Bộ trưởng Bộ TT-TT đã ký kết chương trình phối hợp trong công tác chuyển đổi số và xây dựng Tòa án điện tử.

Tại Hội nghị triển khai công tác tòa án năm 2022 được diễn ra hồi đầu năm, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình cho biết trong nhiệm kỳ 2021-2026, tòa án có một số ứng dụng về CNTT theo Nghị quyết của Quốc hội, bao gồm việc xét xử trực tuyến. Đây là xu thế toàn cầu trong điều kiện COVID-19 ảnh hưởng đến hoạt động xét xử, nhiều phiên tòa phải tạm hoãn.

Mạnh H ng