Lãi suất huy động c thể tăng 0,5 - 0,7 điểm %

Ti chính - Ngân hng - Ngày đăng : 09:58, 23/07/2022

Theo Cng ty Chứng khoán SSI, áp lực tăng lãi suất huy động trong nửa cuối năm 2022 l hiện hữu nếu hạn mức tín dụng được nới thêm.

Cụ thể, SSI Research kỳ vọng lãi suất huy động có thể tăng thêm 0,5 – 0,7 điểm % sau khi nới hạn mức tăng trưởng tín dụng. Lãi suẩt huy động cả năm được kỳ vọng tăng 1–1,5%.

lai-suat-huy-dong-tang-1.jpg
Lãi suất huy động có thể tăng 0,5 - 0,7 điểm %

Theo các chuyên gia, trong năm 2023 diễn biến của lãi suất có thể sẽ có sự khác biệt giữa nửa đầu năm với nửa cuối năm. Cụ thể, lãi suất huy động vẫn sẽ chịu áp lực tăng trong nửa đầu năm 2023 nhưng sẽ hạ nhiệt trong nửa cuối năm khi lạm phát giảm dần. SSI ước tính trong cả năm lãi suất huy động dự kiến sẽ tăng khoảng 0,7 – 0,8 điểm % và có thể tiệm cận với mức trước dịch COVID-19 tại một số ngân hàng.

Ngoài ra, lãi suất cho vay đối với các khoản giải ngân mới sẽ cao hơn 1 – 2% so với năm 2021, trong khi thông thường phải mất từ 1 – 2 quý để lãi suất cho vay đối với các khoản vay dài hạn cũ điều chỉnh lại hoàn toàn theo lãi suất huy động.

Vì vậy, theo các chuyên gia của SSI Research, mặc dù mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động thu hẹp, nhưng tỷ lệ NIM được kỳ vọng sẽ vẫn ổn định so với năm 2021 do tỷ lệ LDR bình quân của các ngân hàng tăng lên.

NIM cao hơn trong 6 tháng cuối năm 2021 nhưng có thể thấp hơn một chút so với 6 tháng đầu năm 2022. NIM dự báo sẽ tăng tại các ngân hàng Sacombank, ACB, VPBank và MB, trong khi giảm tại các ngân hàng phụ thuộc vào các khoản vay liên ngân hàng. Tại các ngân hàng còn lại NIM được dự báo sẽ ổn định.

Các chuyên gia dự báo NIM trung bình của các ngân hàng được dự báo sẽ ổn định ở mức 3,8%, vẫn cao hơn mức trước Covid là 3,5%, được ảnh hưởng tích cực của các yếu tố CASA và LDR tăng lên. Tuy nhiên, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn giảm xuống còn 30%. Bên cạnh đó tỷ trọng các khoản vay có lợi suất cao trong tổng dư nợ giảm đi; một số ngân hàng không còn nhiều dư địa tăng LDR có thể là những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến NIM

Trong nửa đầu năm 2022, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cố gắng duy trì mặt bằng lãi suất phù hợp nhằm hỗ trợ việc phục hồi kinh tế. Trên thực tế, trước những áp lực về lạm phát và tỷ giá tăng nhanh trong quý II, NHNN đã sử dụng công cụ bán ngoại tệ từ dự trữ ngoại hối nhằm có thể ổn định thị trường và hạn chế việc tác động lên mặt bằng lãi suất.

Trang Nhi