C nên xây dựng văn ha giao thng khi ATGT chưa tới?

Giao thng - Ngày đăng : 12:32, 31/07/2022

Tai nạn giao thng đã v đang trở thnh vấn nạn của ton xã hội với những thiệt hại về người v của, văn ha giao thng l liều vắc xin nhận diện v chặn đứng những điều đáng tiếc xảy ra.

Tai nạn xảy ra hàng ngay hàng giờ đã và đang góp phần kéo nền kinh tế của đất nước chậm phát triển; các chuyên gia, kỹ sư hạ tầng giao thông phải đau đầu tìm ra nhiều giải pháp nhưng vẫn chưa giảm thiểu TNGT; hạnh phúc của những gia đình bị vụt tắt khi mất mát người và của mỗi khi TNGT xảy đến, để lại những ám ảnh, những thảm cảnh đau thương mà xã hội và mỗi gia đình phải chứng kiến…

Nhiều cuốn sách về luật giao thông được in ấn và phát hành, những biện pháp giám sát hiện đại như camera phạt nguội, lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông túc trực trên các cung đường ngày đêm không ngừng nghỉ nhưng tai nạn không dừng, số người thiệt mạng vẫn còn cao, xe quá tải quá khổ còn tồn tại, mọi nguy hiểm còn tồn tại? Mọi nỗ lực của các cấp chính quyền từ Trung Ương đến địa phương và các phương tiện truyền thông đại chúng đã tuyên truyền hướng dẫn luật giao thông đến từng ngõ ngách, từng người, từng cơ quan, xí nghiệp, trường học...? tại sao tai nạn vẫn tồn tại và mỗi ngày một tăng?

1.jpg
Văn hóa Giao thông – vì hạnh phúc gia đình Việt

Qua góc nhìn của tác giả đề án “Xây dựng Văn hóa giao thông - Vì hạnh phúc của gia đình Việt”, Ts Phạm Việt Long - Nguyên chánh văn phòng Bộ Văn hóa - Thông tin cho biết : “Văn hóa giao thông và An toàn giao thông thực tế là một. Nhưng một ở đây là một sự toàn vẹn thống nhất, trong đó VHGT bao gồm ATGT. Vì VHGT đề cao tính cộng đồng, tôn trọng cộng đồng. Mọi hành vi ứng xử, bao gồm điều khiển phương tiện hay xử sự của cá nhân đều hướng tới cộng đồng, ảnh hưởng tới cộng đồng. Do đó An toàn cho cá nhân hay cộng đồng khi tham gia giao thông đều là 1 trong số những hành vi cần phải có đối với Văn hóa giao thông”. Cũng theo TS Phạm Việt Long, sự khác biệt lớn nhất giữa Văn hóa giao thông và An toàn giao thông chính là ý thức tự giác và “sức ép cộng đồng”. Với ATGT, người tham gia giao thông đơn thuần thực hiện đúng luật, đôi khi lách luật và chống chế, qua mắt lực lượng chức năng thì rõ ràng câu chuyện sẽ phức tạp hơn ở yếu tố tự giác….

2(1).jpg

Mỉm cười chủ động xin lỗi khi xảy ra va chạm

Kết luận sau khi thực nghiệm đề án “Xây dựng Văn hóa giao thông - Vì hạnh phúc của gia đình Việt”, các chuyên gia chỉ ra rằng : Gốc rễ của sự tồn tại tai nạn giao thông chính là chưa tuân thủ luật giao thông, là không tôn trọng cộng đồng khi tham gia giao thông, là vô tâm, là thiếu trách nhiệm với bản thân - gia đình - xã hội, là biết mà không lên án, là bỏ qua cho người thân – dung dưỡng những lỗi nhỏ của người thân - bạn bè, sự hình thành ấy vô tình dẫn họ đi theo con đường sai lệnh không biết điểm dừng, tất cả đó chính là “cộng đồng không gây sức ép” hay cộng đồng chưa hình thành được chuẩn mực văn hóa trong giao thông, Chuẩn mực của cộng đồng về tính an toàn, hành vi an toàn, hành vi văn hóa trong ứng xử giao thông chưa khắt khe…”

Đề án Xây dựng Văn hóa giao thông “Vì hạnh phúc của gia đình Việt” do Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển phối hợp các chuyên gia ATGT Viện Khoa học Cảnh Sát, Học viện Cảnh sát Nhân dân cùng các đơn vị truyền thông uy tín tổ chức thực hiện. Đề án với nhiều hoạt động được diễn ra với góc nhìn đa chiều của các chuyên gia, các nhà khoa học, Lực lượng chức năng , Văn nghệ sỹ cùng các tầng lớp nhân dân hướng tới mục đích làm rõ hơn nữa về những hành vi, ứng xử tích cực hay tiêu cực trong khi tham gia giao thông, qua đó đề cao tính văn minh, lịch sự, những hành vi ứng xử có văn hóa, những ứng xử cần được tuyên truyền để xây dựng một nền tảng văn hóa ứng xử riêng có trong hoạt động tham gia giao thông của người dân, góp phần nâng cao tính an toàn cho cộng đồng, hình ảnh và nét đẹp ứng xử trong mắt bạn bè quốc tế, văn minh trong cộng đồng khi tham gia giao thông.

Nghiên cứu thực tế cho thấy rằng “văn hóa giao thông” rất cần thiết và tất yếu để đạt được mục tiêu giảm thiểu tai nạn giao thông và các thiệt hại về tài sản, về người. Chúng ta không ít lần nhận thấy nhiều người có hành vi ứng xử xấu xí khi tham gia giao thông, nhưng không lên án, cũng thấy không khó chịu vì nghĩ rằng, đâu đó có lẽ họ vội, hoặc “sông có khúc, người có lúc - có khi lúc nào đó mình cũng phải như vậy…” chính là nguyên nhân sâu xa hình thành nên một cộng đồng dung dưỡng những mầm TNGT trong tương lai.

Hạ Nhiên