TAND TP.HCM: Phát triển án lệ l yêu cầu tất yếu khách quan

Ta án địa phương - Ngày đăng : 11:18, 23/09/2022

Sáng 23/9, TAND TP.HCM phối hợp với Trường Đại học Luật TP.HCM tổ chức Hội thảo áp dụng v phát triển án lệ tại TAND hai cấp TPHCM.

Tham dự Hội thảo có Tiến sĩ Phùng Văn Hải - Phó Chánh án TAND TP.HCM; PGS.TS Bùi Xuân Hải - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM cùng đại diện lãnh đạo TAND TP.HCM, Trường Đại học Luật TP.HCM, các nhà khoa học, chuyên gia.

Đây là một trong những Hội thảo đầu tiên mà TAND TP.HCM và Đại học Luật TP.HCM đồng tổ chức, nằm trong nội dung mà hai đơn vị đã thống nhất triển khai thực hiện theo bản ghi nhớ.

Hội thảo gồm 2 phiên, phiên 1: Một số vấn đề lý luận và thực trạng công tác phát triển và áp dụng án lệ của TAND hai cấp TP.HCM với các tham luận như: Một số vấn đề lý luận và pháp lý về vai trò của TAND cấp tỉnh, huyện trong công tác phát triển án lệ; Nhận định một số vấn đề về tình hình áp dụng án lệ của TAND hai cấp TP.HCM thông qua hoạt động kiểm sát xét xử.

Phiên 2: Đề xuất bản án, quyết định của TAND hai cấp TP.HCM với các tham luận: Đề xuất bản án, quyết định trong lĩnh vực pháp luật hình sự; Đề xuất bản án, quyết định trong lĩnh vực pháp luật hành chính; Đề xuất bản án, quyết định trong lĩnh vực pháp luật kinh doanh thương mại…

ts-phungvanhai.jpg
Tiến sĩ Phùng Văn Hải - Phó Chánh án TAND TPHCM

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Chánh án TAND TP.HCM Phùng Văn Hải nhấn mạnh, Hội thảo áp dụng và phát triển án lệ tại TAND hai cấp TP.HCM là một trong những giải pháp để TAND hai cấp TP.HCM thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển án lệ.

“Hội thảo sẽ làm rõ cơ sở lý luận khoa học về vai trò phát triển và áp dụng án lệ của Tòa án nói chung và TAND cấp tỉnh, huyện nói riêng; chỉ ra những khó khăn, bất cập trong công tác phát triển và áp dụng án lệ của TAND cấp tỉnh, huyện từ quy định của pháp luật cũng như thực tiễn. Đặc biệt, Hội thảo sẽ thảo luận và đề xuất một số bản án, quyết định của hai cấp Tòa án tại TP.HCM để phát triển, bản án quyết định thành án lệ”, ông Hải nhấn mạnh.

Theo ông Hải, một trong những mục tiêu trọng tâm của cải cách tư pháp là Tòa án thực hiện quyền tư pháp. Theo đó, đa dạng hóa nguồn luật, phát triển án lệ là yêu cầu tất yếu khách quan. Từ năm 2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 48 – NQ/TW chỉ đạo: “Nghiên cứu về khả năng khai thác, sử dụng án lệ, tập quán”; Nghị quyết số 49 – NQ/TW tiếp tục chỉ đạo: “TANDTC có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ... từng bước thực hiện công khai hóa bản án”.

Sau hơn 6 năm triển khai, án lệ đã thực sự đi vào đời sống pháp lý của đất nước, phát huy hiệu quả và được đón nhận tích cực. Qua đó, có thể góp phần quan trọng trong cải cách tư pháp, thực hiện vai trò bảo vệ công lý của Tòa án, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền.

Tuy nhiên, Phó Chánh án TAND TP.HCM Phùng Văn Hải nhìn nhận, thực tiễn trong thời gian qua, hầu hết các bản án, quyết định công bố làm án lệ là của TAND cấp cao hoặc TANDTC. Do vậy, việc thực hiện nhiệm vụ đề xuất án lệ của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo yêu cầu của TANDTC như trên chắc chắc còn nhiều khó khăn và thách thức.

Mặt khác, công tác áp dụng án lệ trong xét xử của TAND cấp tỉnh, huyện theo quy định của Nghị quyết 04/2019/NQ – HĐTP năm 2019 vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: Xác định như thế nào là tình huống tương tự? Án lệ có giá trị tham khảo hay bắt buộc? Cách thức viện dẫn án lệ? Án lệ có là căn cứ để kháng cáo, kháng nghị không?...

buixuanhai.jpg
PGS.TS Bùi Xuân Hải - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TPHCM

PGS.TS Bùi Xuân Hải - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM cho biết, Trường Đại học Luật TP.HCM là một trong hai trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật của cả nước, nhà trường có mối quan hệ gần gũi, mật thiết với TAND TP.HCM nói riêng và ngành Tòa án nói chung.

Thời gian qua, hai đơn vị đã hợp tác khá toàn diện trong việc phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học, phối hợp đào tạo… thời gian tới, Trường Đại học Luật TP.HCM sẽ mời các tiến sĩ, thẩm phán có kinh nghiệm của TAND TP.HCM, các quận, huyện tham gia công tác giảng dạy và tổ chức nhiều hoạt động khác.

toancanhhoithao.jpg
Toàn cảnh Hội thảo khoa học “Phát triển và áp dụng án lệ của hai cấp tòa án từ thực tiễn tại TPHCM”

PGS.TS Bùi Xuân Hải đánh giá cao vai trò của Hội thảo áp dụng và phát triển án lệ tại TAND hai cấp TP.HCM và mong muốn hai bên sẽ phối hợp tổ chức thêm nhiều hội thảo để góp phần phát triển án lệ.

Gần đây, các văn bản pháp luật được ban hành đều chú trọng và ghi nhận chính thức thẩm quyền tạo lập và nghĩa vụ áp dụng án lệ của Tòa án như: Luật tổ chức TAND năm 2014, Bộ luật Dân sự năm 20, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 20, Luật Tổ tụng Hành chính năm 20, Nghị quyết số 03/20/ NQ – HĐTP năm 20, Nghị - quyết 04/2019/NQ – HĐTP năm 2019.

chanhanthuduc.jpg
Chánh án TAND TP Thủ Đức Nguyễn Thành Vinh trình bày ý kiến tại Hội thảo

Cạnh đó, các Tòa án cũng từng bước thực hiện chức năng tạo lập và áp dụng án lệ theo quy định của Nghị quyết số 03/20/ NQ – HĐTP năm 20 và được thay thế bằng Nghị quyết 04/2019/NQ – HĐTP năm 2019 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC và mới nhất TANDTC đã ban hành Công văn số 136/TANDTC-PC ngày 13/8/2021 về việc tăng cường công tác phát triển và công bố, áp dụng án lệ trong xét xử.

Do đó, yêu cầu: “Các TAND cấp cao, TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mỗi đơn vị phải đề xuất ít nhất 5 bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật là nguồn để phát triển thành án lệ/1 năm.

Về công tác xây dựng án lệ, đến nay đã có tổng cộng 52 án lệ được công bố và đang có hiệu lực gồm: Hình sự (10), hành chính (3), dân sự (27), hôn nhân và gia đình (1), kinh doanh, thương mại (10), lao động (1).

Về công tác áp dụng án lệ, tính đến ngày /3/2022, đã có hơn 1.256 bản án, quyết định của các Tòa án đã viện dẫn, áp dụng án lệ. Đến ngày 18/8/2022, TAND hai cấp TP.HCM có 69 bản án, quyết định có áp dụng án lệ. Trong đó dân sự: 55 bản án, quyết định; hôn nhân gia đình: 1 bản án, quyết định; kinh doanh thương mại: 13 bản án, quyết định.

Nguyễn Văn