Nhiều bệnh nhân trầm cảm tự hủy hoại thân thể

Sức khỏe - Ngày đăng : 19:46, 25/09/2022

Nhiều người c dấu hiệu lo âu, trầm cảm, nhất l sau khi thoát khỏi đột quỵ nhưng gia đình khng biết đã tự hủy hoại cơ thể mình, lm tổn thương nghiêm trọng ln da.

Báo cáo tại Hội nghị khoa học Da liễu miền Nam 2022 diễn ra ngày 25/9, BSCKII Phạm Đăng Trọng Tường - Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết, bệnh da tự tạo là một dạng rối loạn giả bệnh, trong đó người bệnh tự gây tổn thương làn da của bản thân bằng các vật dụng sẵn có hay các loại hóa chất như axit hoặc tiêm chích vật lạ, thuốc men…

Trên những bệnh nhân này, thương tổn da có đặc điểm, hình thái, vị trí… không giống các bệnh thường gặp, do vậy, nhìn thấy lạ và thường đáp ứng điều trị kém.

benh-da.jpeg
BSCKII Phạm Đăng Trọng Tường - Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu TP.HCM tư vấn điều trị cho một bệnh nhân mắc bệnh da tự tạo. Ảnh: BVCC

Người bệnh có thể không ý thức việc do mình làm, hoặc luôn che dấu hành vi tự gây tổn thương, nên bác sĩ cần có cách tiếp cận nhẹ nhàng, động viên và cũng như luôn chia sẻ, lắng nghe người bệnh.

Điển hành là nam bệnh nhân 50 tuổi đến khám vì có 2 vết loét khó lành ở vùng tay phải đang bị liệt do đột quỵ.

Qua thăm khám, bác sĩ nhận thấy ngoài 2 vết loét này, không ghi nhận thêm bất kỳ thương tổn nào khác trên cơ thể. Các biểu hiện da cũng khó lý giải khi kết hợp đặc điểm thương tổn kèm vị trí xuất hiện.

Các bác sĩ tiến hành khai thác từ người nhà thì được biết cách đây 2 năm, sau khi bị đột quỵ gây liệt nửa người bên phải, bệnh nhân đã rơi vào trạng thái trầm cảm. Riêng 2 vết loét này xuất hiện cách đây khoảng 4 tháng, và khi chăm sóc bệnh nhân, người nhà cảm thấy vết loét như tiếp tục bị cào gãi và hầu như không lành.

Dựa trên đặc điểm thương tổn và thông tin người nhà cung cấp, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị loét da tự tạo xuất hiện thứ phát sau bệnh lý trầm cảm.

Bác sĩ đã hướng dẫn người nhà cách chăm sóc vết loét, chỉ định thuốc kháng sinh, giảm viêm cho bệnh nhân; đồng thời khuyến cáo người bệnh cần được tư vấn hỗ trợ tâm lý và điều trị chuyên khoa tâm thần. Sau một thời gian, bệnh nhân ổn, các vết loét cũng biến mất và không xuất hiện trở lại.

Trường hợp khác là bệnh nhân nữ 48 tuổi đến bệnh viện khi cổ, ngực, lưng, bụng, đùi… xuất hiện nhiều vết đỏ da. Bác sĩ nhận định đây là một trường hợp viêm da tiếp xúc gây phỏng da dạng cố tình, nghi dùng axít.

Qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân đang theo dõi tại chuyên khoa thần kinh. Bác sĩ đã chỉ định thuốc thoa ngoài da và đề nghị người nhà đưa bệnh nhân đi tái khám chuyên khoa tâm thần để được đánh giá lại. Sau 2 tuần, các thương tổn trên cơ thể bệnh nhân đã khỏi và không thấy tái xuất hiện.

Theo BS Tường, tại bệnh viện đã gặp nhiều trường hợp có những thương tổn ngoài da không phải là bệnh lý thông thường mà do bệnh nhân tự tạo ra. Trong đó có một số trường hợp đang được theo dõi và điều trị bệnh tâm thần.

Mặc dù tỷ lệ bệnh da tự tạo không nhiều nhưng thật sự chưa được các bác sĩ quan tâm đúng mức. Ngoài các bác sĩ chuyên khoa da liễu, bệnh nhân cũng cần được các bác sĩ chuyên khoa tâm thần hỗ trợ điều trị, các chuyên gia tâm lý tư vấn thay đổi hành vi, cũng như sự quan tâm, chăm sóc của cả gia đình và xã hội.

Chí Tâm