C được quay v phát trực tiếp diễn biến phiên ta lên mạng xã hội?

Tư vấn pháp luật - Ngày đăng : 07:35, 08/11/2022

Người vi phạm nội quy phng xử án thì t y từng trường hợp c thể bị chủ tọa phiên ta buộc rời khỏi phng xử án hoặc khu vực xét xử, xử phạt vi phạm hnh chính, tạm giữ hnh chính.

Xin hỏi đối với các phiên tòa công khai, người dân đến theo dõi có được quay và phát trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội hay không? Hành vi này có vi phạm các quy định pháp luật không, nếu vi phạm thì bị xử lý thế nào?

Vũ Văn Quang, Hưng Yên

Trả lời: Về vấn đề này, luật sư Nguyễn Văn Đồng, (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) tư vấn như sau:

Tòa án là nơi diễn ra hoạt động xét xử, hoạt động xét xử và nội quy phòng xử án được quy định rõ trong Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự, Bộ luật Tố tụng Hành chính, tất cả những người 16 tuổi trở lên được vào phòng xử án và phải tuân thủ sự sắp xếp của thư ký phiên tòa.

quay-phim-phien-toa.jpg
Người dân đến theo dõi phiên tòa xét xử công khai vụ "dì ghẻ" bạo hành bé gái ở TP.HCM. Ảnh Báo Người lao động.

Tuy nhiên, có nhiều cá nhân hiện nay khi tham dự phiên tòa mặc dù đã được thư ký phiên tòa phổ biến nội quy, trong đó có việc cấm chụp ảnh, quay clip tại tòa, nhưng nhiều cá nhân đã lợi dụng quyền tự do dân chủ quay và phát trực tiếp diễn biến phiên tòa lên các nền tảng mạng xã hội. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, không những vi phạm nội quy phiên tòa, mà còn vi phạm về chia sẻ hình ảnh của người tham gia tố tụng cần giữ bí mật cho họ. Việc chia sẻ thông tin hình ảnh và clip sẽ làm lộ bí mật hồ sơ vụ việc, vụ án, ảnh hưởng tới đời sống, công việc và hoạt động kinh doanh của đương sự, bị cáo ra bên ngoài. Chưa kể hành vi này vô tình gây cản trở hoạt động xét xử, khi những nội dung đưa lên không đầy đủ dẫn tới nhiều đánh giá phiến diện, thiếu khách quan đối với công tác xét xử của tòa án.

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 02/2017/TT-TANDTC ban hành Quy chế tổ chức phiên tòa, nội quy phòng xử án bao gồm nội quy phiên tòa theo quy định tại Điều 256 của Bộ luật Tố tụng hình sự, Điều 234 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 3 của Luật Tố tụng hành chính và các quy định: Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký phiên tòa, người tham gia tố tụng và người tham dự phiên tòa phải ngồi đúng vị trí trong phòng xử án; Thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký phiên tòa phải mặc trang phục xét xử theo đúng quy định; Tòa án ghi âm, ghi hình, ghi hình có âm thanh về diễn biến phiên tòa được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng.

Người vi phạm nội quy phòng xử án thì tùy từng trường hợp có thể bị chủ tọa phiên tòa buộc rời khỏi phòng xử án hoặc khu vực xét xử, xử phạt vi phạm hành chính, tạm giữ hành chính. Trường hợp hành vi của người vi phạm nội quy phiên tòa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì Hội đồng xét xử có quyền khởi tố vụ án hình sự. Căn cứ theo quy định trên, việc chụp ảnh, quay clip, quay và phát diến biến phiên tòa đưa lên mạng xã hội là vi phạm nội quy phiên tòa, vi phạm quyền hình ảnh của người tham gia tố tụng, của bị cáo.

Hiện tại, đã có Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội có hiệu lực thi hành từ 01/09/2022 về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, cụ thể tại khoản 1, khoản 4, Điều 23 quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sử dụng điện thoại, tạo các tạp âm hoặc thực hiện các hành vi khác gây mất trật tự tại phiên tòa.

Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến .000.000 đồng đối với một trong các hành vi Ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử mà không được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa hoặc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tham gia tố tụng mà không được sự đồng ý của họ trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự, vụ án hành chính; không tuân theo sự điều hành của Chủ tọa phiên tòa về hoạt động ghi âm lời nói, ghi hình ảnh trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự.

Vì vậy, mọi hành vi chụp ảnh, quay clip, quay và phát trực tiếp diễn biến phiên tòa đưa lên mạng xã hội không được sự cho phép của chủ tọa phiên tòa, thì đều vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý, phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định.

LS Nguyễn Đồng