Cải cách thủ tục thuế, bảo hiểm xã hội - tạo lng tin trong nhân dân, doanh nghiệp
Chính trị - Ngày đăng : :57, 31/03/20
Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, đến thời điểm ngày 1/1/20, sau khi thực hiện các giải pháp thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính, số giờ tuân thủ về thuế giảm được 370 giờ/năm. Với kết quả đã được, năm 20, Bộ Tài chính tiếp tục rà soát để cắt giảm 45,5 giờ nhằm đạt được mục tiêu giảm số giờ nộp thuế xuống còn 171 giờ trong năm 20 theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 19/NQ-CP.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì buổi làm việc với các bộ, ngành về cải cách thủ tục hành chính. Ảnh: TTXVN
Để đạt được kết quả này, bên cạnh việc sửa đổi, bãi bỏ nhiều thủ tục, quy trình, quy định, Bộ Tài chính đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế thông qua việc đẩy mạnh kê khai thuế điện tử thay cho việc doanh nghiệp hàng tháng, hàng quý phải cử người đến cơ quan thuế nộp tờ khai thuế theo phương pháp thủ công; phối hợp với 20 ngân hàng thương mại để triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử. Đến ngày 25/3/20, đã có trên 97,5% số doanh nghiệp đang hoạt động thực hiện khai thuế điện tử qua mạng; 18/63 tỉnh, thành phố với 40.490 doanh nghiệp đăng ký và thực hiện nộp thuế điện tử.
Thực hiện Nghị quyết số 19/NĐ-CP, phấn đấu cắt giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội từ 335 giờ xuống còn 49,5 giờ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tích cực chủ động phối hợp với các bộ, ngành, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật bảo hiểm y tế, Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi, cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách, giảm được khoảng 100 giờ thực hiện các thủ tục hành chính. Bảo hiểm xã hội Việt Nam phấn đấu đến cuối năm 20 sẽ giảm được số giờ thực hiện thủ tục xuống còn 49,5 giờ, bằng mức bình quân của các nước ASEAN-6.
Bộ Tài chính phấn đấu giảm thời gian kê khai nộp thuế xuống còn không quá 121,5 giờ/năm, tỷ lệ doanh nghiệp nộp thuế điện tử đạt tối thiểu 90%; xây dựng và công khai cơ sở dữ liệu về hoàn thuế, đảm bảo hoàn thuế đúng chế độ và ít nhất 90% đúng thời gian quy định; đảm bảo yêu cầu khiếu nại của người nộp thuế được giải quyết đúng quy định và ít nhất 90% đúng thời gian theo quy định của pháp luật. Năm 2016, phấn đấu đạt mức ASEAN-4 về cải cách hành chính thuế đối với 3 nhóm chỉ tiêu mới là: kiểm tra trước hoàn thuế; thực hiện quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế; thời hạn và kết quả xử lý những khiếu nại về thuế.
Nhiều giải pháp để đạt được các mục tiêu trên đã được Bộ Tài chính và Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề ra. Bộ Tài chính sẽ rà soát giảm tối thiểu 10% số thủ tục hành chính thuế, đơn giản hóa tối thiểu 20% số thủ tục hành chính thuế theo hướng: giảm số chứng từ trong hồ sơ khai thuế, chứng từ nộp thuế trước 30/6/20; sửa đổi, bổ sung 100% quy trình liên quan đến kê khai, nộp thuế của người nộp thuế theo nội dung cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trước 30/6/20. Bộ giao nhiệm vụ triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đến từng Cục Thuế, Chi cục Thuế, đảm bảo số doanh nghiệp kê khai thuế điện tử đạt trên 95%, nộp thuế điện tử tối thiểu đạt 90% trước 30/9/20; tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế qua mạng và trả kết quả hoàn thuế bằng phương thức điện tử qua mạng (cấp độ 4) tối thiểu đạt 60% số tờ khai và số tiền hoàn thuế trước 30/9/20, đạt 95% vào trước 30/9/2016.
Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống kết nối thông tin tự động giữa cơ quan kế hoạch đầu tư và cơ quan thuế để cấp mã số doanh nghiệp tự động, đảm bảo thời gian tối đa 3 ngày theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Bộ thực hiện công khai thông tin về thủ tục hành chính thuế và quy trình giải quyết thủ tục hành chính thuế theo cơ chế một cửa tại cơ quan thuế và trên Trang thông tin điện tử cơ quan thuế; xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam triển khai giao dịch điện tử trong việc thực hiện thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và đề nghị cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế; tiếp tục rà soát các quy trình nghiệp vụ, thủ tục hành chính, hệ thống hồ sơ để giảm bớt thủ tục, hồ sơ, loại bỏ những chỉ tiêu không cần thiết. Cơ quan này sẽ xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về quá trình tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của cá nhân, tổ chức, kết nối tập trung dữ liệu của bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để phục vụ có hiệu quả công tác quản lý đối tượng và thực hiện chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Nhiều đề xuất trong cải cách hành chính thuế và bảo hiểm xã hội đã được các đại biểu đưa ra tại buổi làm việc. Các ý kiến cho rằng những gì không phù hợp cần đẩy mạnh cải cách, trong đó ứng dụng công nghệ thông tin là giải pháp quan trọng để giảm thiểu thời gian thực hiện và số lượng thủ tục, giảm bớt phiền hà, tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp, người dân, từ đó cũng tạo thuận lợi cho chính cơ quan Nhà nước.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục rà soát cơ chế chính sách, luật, nghị định, thông tư, đẩy mạnh nộp thuế điện tử, hướng dẫn chi tiết, trực diện về các sắc thuế cho người nộp thuế, thực hiện ủy nhiệm nộp bảo hiểm qua cơ quan thuế.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh mục tiêu đề ra giảm thời gian nộp thuế xuống còn 171 giờ là chỉ tiêu của các nước ASEAN-6 vào năm 2013, chỉ tiêu này hiện đã có bước cải thiện hơn. Cần mạnh dạn đặt ra yêu cầu giảm thời gian thực hiện thủ tục thuế của Việt Nam chỉ đứng sau Singapore và Brunei . Bộ Tài chính cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp bên ngoài thực hiện tư vấn thuế.
Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng đánh giá cao và biểu dương nỗ lực của Bộ Tài chính và Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã quán triệt và chấp hành nghiêm túc, trách nhiệm trong cải cách thủ tục hành chính về thuế, bảo hiểm; cải cách có hiệu quả, quyết liệt với những kết quả thể hiện bằng những con số cụ thể. Những kết quả đạt được là rất đáng trân trọng, có ý nghĩa to lớn, góp phần quan trọng vào cải thiện môi trường kinh doanh cho đất nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia. Trong thời kỳ hội nhập, năng lực cạnh tranh là yếu tố sống còn, phát triển được hay thụt lùi phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh quốc gia – người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Thủ tướng cho rằng, cải cách thủ tục thuế, bảo hiểm xã hội nằm trong chương trình tổng thể cải cách hành chính, là một trọng tâm công tác của Chính phủ. Việc cải cách thủ tục hành chính đã tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, điều đó không chỉ nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn có vai trò quan trọng góp phần thiết thực vào nâng cao năng lực hiệu quả bộ máy quản lý Nhà nước; tạo lòng tin, sự tín nhiệm của người dân, doanh nghiệp với ngành thuế, bảo hiểm nói riêng, vào bộ máy Nhà nước nói chung. Nhà nước kiến tạo phát triển, phục vụ nhân dân, doanh nghiệp. Sự nghiệp này là của dân, không tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân làm kinh tế hiệu quả, không thể có dân giàu nước mạnh. Nhà nước có trách nhiệm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự do kinh doanh theo pháp luật.
Thủ tướng nêu rõ cơ chế, thể chế rất quan trọng, chính cơ chế tạo ra tham nhũng, do đó cần có cơ chế công khai minh bạch, cần coi cải cách thủ tục là khâu đột phá, là nhiệm vụ trọng tâm. Chính phủ cụ thể hóa, các bộ, ngành cụ thể hóa, tạo đồng thuận, quyết tâm cải cách tới từng cán bộ, công chức. Cá nhân nào không đáp ứng được yêu cầu cần đưa ra khỏi bộ máy… Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam rà sát văn bản pháp quy, các quy định gồm luật, nghị định, thông tư, quyết định, các quy trình, quy chế có tính chất pháp quy, rà soát lại để bỏ những quy trình, quy định không còn phù hợp cho người dân, doanh nghiệp, với tinh thần phục vụ tốt nhất.
Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tế hoạt động theo hướng thuê hạ tầng công nghệ; làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra để xử lý nghiêm các hành vi sai phạm nhưng cần đơn giản hóa công tác này, cùng với đó phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên và nhân dân trong kiểm tra, giám sát.