Đại hội đồng IPU-132: Vai tr của Quốc hội trong việc đảm bảo sức khỏe phụ nữ, trẻ em

Chính trị - Ngày đăng : 16:, 31/03/20

Trong khun khổ IPU-132, Ủy ban Thường trực về Dân chủ v Nhân quyền tiếp tục phiên lm việc với nội dung “Quyền cơ bản về tiếp cận y tế; vai tr của Quốc hội trong việc giải quyết những thách thức quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe của phụ nữ v trẻ em".

Tại phiên họp, các đại biểu đã tập trung trao đổi một số nội dung về hành động của Nghị viện về các vấn đề chính trị, kinh tế-xã hội cấp bách trong bảo vệ sức khỏe của phụ nữ và trẻ em. Nghị viện tại các quốc gia có tỉ lệ tử vong ở bà mẹ mang thai và trẻ em cao đang nỗ lực giải quyết vấn đề này với sự trợ giúp từ IPU và các tổ chức khác như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Đối tác về Sức khỏe bà mẹ mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ em (PMNCH). 

Đại hội đồng IPU-132: Vai trò của Quốc hội trong việc đảm bảo sức khỏe phụ nữ, trẻ em

Các đại biểu quốc tế tham dự hội nghị. Ảnh: TTXVN

Phiên họp này cũng xem xét quá trình từ khi nghị quyết được thông qua, theo dõi việc thực hiện và nhấn mạnh các thách thức và các ví dụ thực tiễn; đồng thời hướng tới các kiến nghị về ưu tiên giải quyết trong lĩnh vực này giai đoạn hậu năm 20. 

Đoàn Việt Nam phát biểu quan điểm nhấn mạnh, Việt Nam đã cam kết thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, tham gia ký kết các Công ước liên quan đến việc đảm bảo quyền lợi của phụ nữ và trẻ em. Quốc hội Việt Nam đã thể chế hóa các Công ước quốc tế có liên quan tới chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em. Trong Hiến pháp năm 2013 quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc thực hiện đầu tư cho chăm sóc sức khỏe; Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân đồng thời quy định về quyền được chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sức khỏe sinh sản của mọi người dân, trong đó có phụ nữ, trẻ em. 

Nhiều văn bản Luật đã được ban hành, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế như: Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân (năm 1989); Luật bảo hiểm xã hội năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2014; Luật bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014; Luật khám bệnh, chữa bệnh (năm 2009); Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1998, sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2004; Bộ Luật lao động năm 1994, sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007 và năm 2012… 

Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã chú trọng giám sát việc thực thi các Luật thuộc lĩnh vực y tế, trong đó tập trung vào nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản phụ nữ, trẻ em; tăng cường ngân sách Nhà nước cho việc chăm sóc sức khỏe người dân; nâng cao năng lực cho đại biểu Quốc hội và vận động chính sách pháp luật về chăm sóc sức khỏe phụ nữ, trẻ em, nhất là phụ nữ, trẻ em thuộc dân tộc thiểu số, người sống ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. 

Tại phiên họp, đoàn Việt Nam cũng đưa ra kiến nghị với Nghị viện các nước cần chú trọng việc ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản luật liên quan tới công tác chăm sóc sức khỏe, nhất là chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, đồng thời đẩy mạnh việc giám sát tổ chức thực hiện các văn bản luật nêu trên và ban hành các giải pháp chính sách tổng thể để thúc đẩy việc chăm sóc sức khỏe toàn diện đối với bà mẹ, trẻ em.

Các nước cần tăng cường đầu tư nguồn lực phù hợp, ưu tiên phân bổ ngân sách Nhà nước cho công tác chăm sóc sức khỏe, trong đó có chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi, hải đảo. Các nước thành viên IPU đẩy mạnh thực hiện cam kết chính trị nhằm đạt được các Mục tiêu thiên niên kỷ liên quan tới chăm sóc sức khỏe người dân. Nghị viện các nước cũng cần chú trọng đến việc nâng cao năng lực cho các nghị sỹ, trao đổi, chia sẻ thông tin kinh nghiệm giữa các nước trong từng khu vực và trên toàn thế giới về xây dựng pháp luật, giám sát và tổ chức mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em. 

Việt Nam cũng đề nghị Liên minh Nghị viện Thế giới thường xuyên tạo diễn đàn để các quốc gia thành viên trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm trong công tác lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng trong lĩnh vực y tế, nhất là về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em; thông tin về việc thực hiện Nghị quyết này. 

Cùng ngày, Ủy ban về Hòa bình và An ninh quốc tế đã họp thông qua dự thảo Nghị quyết về “Chiến tranh mạng, mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh thế giới” và lựa chọn chủ đề thảo luận cho những năm tiếp theo.

Hồng Điệp