Cuộc khởi nghĩa Hai B Trưng để lại cho dân tộc ta một di sản tinh thần v giá

Chính trị - Ngày đăng : 16:39, 27/01/2023

Khẳng định nội dung trên, Quyền Chủ tịch nước V Thị Ánh Xuân cũng nêu r, cuộc khởi nghĩa Hai B Trưng l bi học “dân l gốc”, phát huy sức mạnh đại đon kết ton dân tộc, phát huy bản lĩnh, trí tuệ, tinh thần lm chủ của nhân dân ni chung v phụ nữ Việt Nam ni riêng trong suốt chiều di lịch sử dựng nước v giữ nước của dân tộc, Quyền Chủ tịch nước V Thị Ánh Xuân nêu r.

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng để lại cho dân tộc ta một di sản tinh thần vô giá

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và lãnh đạo huyện Mê Linh dự lễ kỷ niệm 1983 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Sáng 27/1 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Quý Mão 2023), Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Mê Linh trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1983 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.

Đại biểu Trung ương tham dự buổi lễ có các đồng chí: Ủy viên Trung ương Đảng, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga...

Đại biểu thành phố Hà Nội có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông; đại diện các sở, ban, ngành thành phố.

Tham dự buổi lễ còn có đại diện lãnh đạo các địa phương kết nghĩa với huyện Mê Linh.

Trước khi phần lễ chính thức bắt đầu, các đại biểu Trung ương và thành phố Hà Nội đã dâng hương, dâng hoa và nghe chúc văn tại khu di tích đền Hai Bà Trưng.

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng để lại cho dân tộc ta một di sản tinh thần vô giá

Lễ rước kiệu tại Lễ kỷ niệm 1983 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và Khai mạc Lễ hội 2023

Trong không khí trang nghiêm, linh thiêng của Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội cùng các đại biểu đã ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc và cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Trình bày diễn văn tại buổi lễ, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn cho biết, để tưởng nhớ công lao to lớn của hai vị nữ anh hùng dân tộc, nhân dân Mê Linh đã lập đền thờ; hằng năm, vào ngày mùng 6 tháng Giêng, ngày Hai Bà Trưng tế cờ khởi nghĩa, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Mê Linh tổ chức tế lễ để tỏ lòng tri ân và tôn kính đối với Hai Bà Trưng cùng lục bộ chư tướng của Hai Bà, cầu mong Hai Bà phù hộ độ trì cho Quốc thái dân an.

Năm 2013, đền Hai Bà Trưng được Nhà nước xếp hạng là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Năm 2018, Lễ hội đền Hai Bà Trưng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; năm 2021, đền Hai Bà Trưng được công nhận điểm đến du lịch quốc gia đặc biệt.

Ôn lại truyền thống yêu nước và tinh thần quật khởi của hai vị nữ anh hùng dân tộc, chúng ta càng thấy được trách nhiệm lớn lao của các thế hệ con cháu Hai Bà Trưng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay; góp phần tích cực xây dựng quê hương Hai Bà Trưng, xây dựng Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, ngày càng văn minh, hiện đại.

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng để lại cho dân tộc ta một di sản tinh thần vô giá

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hương tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh).

Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gửi tới các vị đại biểu khách quý, các đồng chí lão thành cách mạng, cùng toàn thể nhân dân và du khách lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất.

Theo Quyền Chủ tịch nước, hai Bà Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai chị em, con gái quan Lạc tướng Mê Linh, thuộc dòng dõi Hùng Vương. Vào năm 40 (sau công nguyên), trước cảnh nước mất, nhà tan, nhân dân lầm than, khốn khổ, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa, kêu gọi hào kiệt bốn phương cùng nhân dân cả nước đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm, để “đền nợ nước, trả thù nhà", giành lại độc lập cho dân tộc sau hơn hai thế kỷ bị phong kiến phương Bắc đô hộ.

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng tuy chỉ đem lại nền độc lập cho đất nước ta trong gần 3 năm, nhưng có ý nghĩa vô cùng to lớn, đã để lại cho dân tộc ta một di sản tinh thần vô giá. Đó là chân lý đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết: Khi một dân tộc đã đoàn kết nhất trí, đứng lên kiên quyết đấu tranh để giành lại tự do, độc lập cho Tổ quốc mình, thì không lực lượng gì thắng được. Đó cũng là bài học “dân là gốc”, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy bản lĩnh, trí tuệ, tinh thần làm chủ của nhân dân nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Tự hào là con cháu Hai Bà Trưng, các thế hệ phụ nữ Việt Nam, hết lớp này đến lớp khác luôn nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy truyền thống lịch sử ngàn năm văn hiến và anh hùng, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội đã đoàn kết thống nhất, xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại, đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của đất nước.

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cũng lưu ý, chúng ta đang bước vào năm 2023, một năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025. Bên cạnh thời cơ, thuận lợi, đất nước ta cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức từ tình hình thế giới, khu vực và trong nước. Việc tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 1983 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc, bày tỏ sự tri ân đối với Hai Bà Trưng và các bậc tiền nhân, đồng thời khơi dậy mạnh mẽ khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Quyền Chủ tịch nước bày tỏ tin tưởng rằng, trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nhất là ý kiến chỉ đạo rất quan trọng của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc vào tháng 11 năm 2021; quan tâm bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể rất đồ sộ, phong phú, đa dạng của các vùng, miền, của đồng bào các dân tộc, trong đó có Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng và Lễ hội Đền Hai Bà Trưng.

“Đây là tài sản vô cùng quý báu do tổ tiên, cha ông ta mấy nghìn năm để lại. Chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn, bồi đắp, để những di sản văn hóa trở thành động lực và nguồn lực quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh.

Bà cũng mong muốn và tin tưởng rằng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, quật cường của Hai Bà Trưng, chung sức đồng lòng, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết -NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Xây dựng huyện Mê Linh phát triển nhanh, toàn diện, sớm trở thành thành phố trực thuộc Thủ Đô. Xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 là Thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Đến năm 2045 là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hoà; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Trọng Bằng