Chủ tịch Quốc hội: Cần chủ động lựa chọn các vấn đề "nng", kịp thời tiến hnh các phiên giải trình
Chính trị - Ngày đăng : 13:30, 07/02/2023
Chủ tịch Quốc hôi: Chất vấn không phải là đánh đố bộ trưởng, trưởng ngành mà cùng nhau làm sáng tỏ để giải quyết những vấn đề thực tế cuộc sống đặt ra.
Sáng 7/2, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc làm việc của lãnh đạo Quốc hội với Thường trực các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Cùng tham dự có: Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Nguyễn Đức Hải, Trần Quang Phương…
Tổ chức 2 kỳ họp bất thường thành công là cố gắng rất lớn
Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá tháng 1/2023 là tháng đầu năm nhưng có tới hai kỳ họp bất thường của Quốc hội được tổ chức.
Tại hai kỳ họp này, Quốc hội đã quyết định rất nhiều việc. Quốc hội đã thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia; nhóm vấn đề liên quan tới tài chính, ngân sách cơ bản giải quyết được các vấn đề tồn đọng; ra Nghị quyết đánh giá thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH và ban hành một số chính sách mới cho lĩnh vực y tế, nhất là cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 đến ngày 31/12/20; công tác nhân sự tuy phát sinh nhưng cũng đã được tiến hành dân chủ, công khai, minh bạch, đúng quy trình, quy định.
“Trong tháng 1/2023 tổ chức được 2 kỳ họp thành công như vậy là sự cố gắng rất lớn, trong đó công lao thuộc về các vị đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và sự phối hợp rất tích cực của Chính phủ," Chủ tịch Quốc hội nói.
Cũng trong tháng 1, công tác ngoại giao nghị viện được thực hiện đạt kết quả tốt. Nổi bật là kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc - lãnh đạo cấp cao nhất của Hàn Quốc sang thăm chính thức Việt Nam sau khi 2 nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, thu hút sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước.
Các cơ quan cũng đã tổ chức tốt hoạt động trước, trong và sau Tết; phục vụ có hiệu quả các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư…
Về những nội dung công tác trọng tâm trong tháng 2/2023, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan tập trung chuẩn bị tốt cho phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự kiến kéo dài trong 4 ngày; đồng thời bám sát Chương trình Hành động của Đảng đoàn Quốc hội thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH về triển khai thực hiện Kết luận số 19-KL/TW và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV để tiếp tục triển khai các đề án, chương trình, nội dung còn lại.
Trong tháng 2/2023, nội dung rất quan trọng là Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, dự kiến tổ chức tại Quảng Ninh, cần được tập trung chuẩn bị chu đáo, bảo đảm hội nghị được tiến hành thiết thực, hiệu quả.
Về các nội dung công tác trong quý 1/2023 và cả năm, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Pháp luật chủ trì xây dựng Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 20, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, các cơ quan khác chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan đề xuất các dự án để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội theo thẩm quyền.
Riêng về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan bám sát tinh thần Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trên tinh thần cố gắng ở mức độ cao nhất, hoàn thành và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tháng Ba, thậm chí Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể làm việc vào ngày nghỉ, giờ nghỉ để xem xét nội dung rất quan trọng này cho kịp tiến độ công việc.
Rà soát, bổ sung, sửa đổi chương trình giám sát cho phù hợp với tình hình
Trong công tác giám sát, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan rà soát, bổ sung, chỉnh lý, sửa đổi chương trình công tác giám sát cho phù hợp với tình hình, yêu cầu hiện nay. Ngoài 4 chuyên đề giám sát, chất vấn và các nội dung đánh giá giữa nhiệm kỳ về thực hiện công tác, cũng cần lưu ý đánh giá việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về tái cơ cấu, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm…
Đặc biệt, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu thường xuyên giám sát tình hình kinh tế vĩ mô, các loại thị trường tài chính, tiền tệ, chứng khoán, bất động sản. Có nhiều vấn đề mới, "nóng" nếu chờ Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành các phiên chất vấn thì sẽ lâu, nên các cơ quan của Quốc hội cần chủ động lựa chọn, kịp thời tiến hành các phiên giải trình trên tinh thần “chọn cái gì cho thiết thực, sát với cuộc sống, đừng có làm xong rồi để đấy cũng không để lại dư âm gì cả."
“Các đồng chí lựa chọn cái gì chưa cấp bách thì để lại sau, tình hình đã phát sinh mới thì chúng ta phải có các giải pháp mới. Chất vấn không phải là đánh đố bộ trưởng, trưởng ngành mà cùng nhau làm sáng tỏ để giải quyết những vấn đề thực tế cuộc sống đặt ra. Công khai, minh bạch, làm rõ thực trạng các vấn đề, để tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn," Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Đặc biệt, năm nay Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn. Do đó, công tác chuẩn bị để đại biểu Quốc hội đánh giá đúng mức độ tín nhiệm với các chức danh cũng là trách nhiệm quan trọng của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban, các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội gợi mở, có nên tổng rà soát lại các vấn đề liên quan tới đầu tư công hay không, “xem lý do gì mà cứ ì ạch như thế?."
Cùng với đó, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu chuẩn bị tốt và sớm cho các nội dung quyết toán, dự toán ngân sách Nhà nước; công tác ngoại giao nghị viện, trong đó có các chuyến thăm nước ngoài của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Quốc hội; Hội nghị Nghị sỹ trẻ toàn cầu do Việt Nam đăng cai tổ chức...