Vụ mang xăng đánh ghen gây xn xao ở Quảng Nam: C dấu hiệu tội giết người

Tư vấn pháp luật - Ngày đăng : 09:28, 02/02/2023

Luật sư Nguyễn Thị Minh Yến cho biết, người thực hiện hnh vi đánh ghen bằng hình thức đổ xăng đốt, nếu bị chứng minh c tội, c thể phải đối mặt với nhiều tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự như hnh vi c tính chất cn đồ hoặc vì động cơ đê hèn, sử dụng phương tiện c thể lm chết nhiều người nên khung hình phạt sẽ rất nghiêm khắc.

Mới đây, một vụ đánh gen bằng xăng xảy ra tại thị trấn Nam Phước, (Duy Xuyên, Quảng Nam) gây xôn xao dư luận địa phương.

Vào cuộc điều tra, Công an huyện Duy Xuyên xác định, do nghi vấn Đ.T.M.D. (SN 1995, trú tại Đà Nẵng) có quan hệ tình cảm với chồng mình là N.V.H. (SN 1999, trú tại Quảng Nam) nên sáng ngày 26/1/, N.T.D.Ph. (SN 2000, là vợ anh H.) cùng mẹ chồng là Đ.T.T.N. (SN 1979) tìm D. để đánh ghen.

Đến khoảng 08h cùng ngày, Ph. và bà N. phát hiện H. đang cõng D. trên lưng đi ra từ quán karaoke ở thị trấn Nam Phước. Tại đây, bà N. lao vào đánh H. và D., sau đó Ph. đã dùng xăng chứa trong chai nhựa loại 00ml tưới vào người D., dùng bật lửa đốt làm D. bị bỏng nặng.

Vụ mang xăng đánh ghen gây xôn xao ở Quảng Nam: Có dấu hiệu tội giết người

Sự việc đánh ghen bằng xăng gây xôn xao dư luận tại tỉnh Quảng Nam

Cơ quan điều tra làm rõ, xăng và bật lửa đã được Ph. chuẩn bị sẵn trước đó. Sau khi gây ra vụ việc, bà N. cùng con dâu là Ph. bị công an bắt giữ, còn nạn nhân Đ.T.M.D. điều trị tại bệnh viện đa khoa Đà Nẵng.

Sự việc “mẹ chồng và con dâu mang xăng đánh ghen” được đăng tải lên mạng xã hội và trở thành tâm điểm bàn tán của dư luận. Rất nhiều độc giả bức xúc và lên án hành động đánh ghen thái quá của người con dâu. Vậy hành vi này sẽ bị xử lý ra sao?

Trao đổi với PV, thạc sĩ, luật sư Nguyễn Thị Minh Yến – Giám đốc Công ty Luật TNHH Gia Võ, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội chia sẻ, việc sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn tình cảm chưa bao giờ là biện pháp được khuyến khích. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà nhiều chị em vẫn dùng cách này để giải tỏa tâm lý. Kết quả, người chịu tổn thương nhất lại chính bản thân người vợ, người mẹ thậm chí họ còn đối diện với nguy cơ chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Vụ mang xăng đánh ghen gây xôn xao ở Quảng Nam: Có dấu hiệu tội giết người

Luật sư Nguyễn Thị Minh Yến

Dưới góc độ pháp luật, luật sư Yến cho biết, pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe của mọi công dân. Hành vi xâm phạm trái pháp luật đến tính mạng, sức khỏe của người khác là hành vi vi phạm pháp luật.

 “Bất kỳ lý do gì, hành vi đổ xăng vào người khác để đốt lửa đều có thể được xác định là hành vi vi phạm pháp luật, có dấu hiệu xâm phạm đến tính mạng của người khác nên người thực hiện hành vi có thể bị xử lý hình sự về tội Giết người theo quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự với mức hình phạt cao nhất có thể là tù chung thân hoặc tử hình” Luật sư Yến nhấn mạnh.

Luật sư Yến chia sẻ, dù nguyên nhân sự việc có đúng là do ngoại tình, ghen tuông thì pháp luật cũng không cho phép dùng xăng để đánh ghen. Do vậy, người thực hiện hành vi bằng hình thức đổ xăng đốt, nếu bị chứng minh có tội, có thể phải đối mặt với nhiều tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự như hành vi có tính chất côn đồ hoặc vì động cơ đê hèn, sử dụng phương tiện có thể làm chết nhiều người nên khung hình phạt sẽ rất nghiêm khắc.

Ngoài ra, người thực hiện hành vi phạm tội còn phải bồi thường cho người bị xâm phạm một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khoẻ bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Để có căn cứ giải quyết vụ việc theo quy định, cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án hình sự để tiến hành điều tra. Trong quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra sẽ làm rõ nguyên nhân sự việc, làm rõ diễn biến hành vi của các bên liên quan, xác định hậu quả đã gây ra đối với nạn nhân và xã hội làm căn cứ xử lý.

Việt An