Cng bố thêm 10 di sản văn ha phi vật thể quốc gia
Văn ha - Du lịch - Ngày đăng : 11:14, 08/02/2023
10 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mới được công bố bao gồm lễ hội Kỳ Yên đình Dĩ An (phường Dĩ An, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương), lễ hội đình thần Nguyễn Trung Trực (thành phố Rạch Giá, Kiên Giang), lễ hội đền hóa Dạ Trạch (xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, Hưng Yên), lễ hội đền Đa Hòa (xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, Hưng Yên), tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường (các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, thành phố Hà Nội), lễ hội Thái bình xướng ca (xã Thanh Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam (thị xã Tân Châu và huyện An Phú, tỉnh An Giang), lễ ăn mừng lúa mới của người Raglai (xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận), và Tết Nguyên tiêu ở Hội An (tỉnh Quảng Nam).
Lễ hội Kỳ Yên ở đình thần Dĩ An đánh dấu một năm yên ổn mưa thuận gió hòa, đồng thời cầu phúc cho một năm mới bình an, mùa màng thắng lợi, bội thu.
Lễ hội thường diễn ra trong hai ngày và 16 tháng Giêng âm lịch với nhiều nghi thức đậm đà bản sắc văn hóa Nam Bộ như: Cúng Miễu Ngũ hành Nương Nương, biểu diễn nghệ thuật hát Địa Nàng, lễ tế anh linh các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các anh hùng liệt sĩ và đồng bào đã hy sinh qua các thời kỳ chiến tranh…
Lễ hội đình thần Nguyễn Trung Trực (thành phố Rạch Giá, Kiên Giang) được tổ chức vào ngày 26 đến 28/8 âm lịch hằng năm, đông đảo người dân ở các vùng hội tụ về Rạch Giá để tưởng nhớ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.
Đền Hóa Dạ Trạch còn có tên gọi là đền Dạ Trạch, thuộc thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung - Hồng Vân Công chúa.
Lễ hội đình thần Nguyễn Trung Trực.
Tương truyền, đền Hóa Dạ Trạch được xây dựng trên nền cao của lâu đài thành quách xưa, ngay sau khi Chử Đồng Tử - Tiên Dung hóa về trời. Hàng năm, đền Hóa Dạ Trạch có bốn tiết chính: ngày 4/1 (âm lịch), ngày sinh của Tiên Dung công chúa; 10/2 ngày sinh của Hồng Vân công chúa; 12/8 ngày sinh Chử Đồng Tử; 17/11 ngày kỵ thánh.
Lễ hội chính diễn ra từ ngày mùng 10 đến 12 tháng 2 (âm lịch), kỷ niệm ngày sinh Hồng Vân công chúa. Trong ngày hội tổ chức hát trống quân, quan họ, ca trù và nhiều trò chơi dân gian như đập niêu đất, đi cầu kiều, bắt vịt trong ao, bịt mắt bắt dê…
Đền Đa Hòa nằm ngay bên sông Hồng, thuộc địa phận thôn Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, cũng thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung - Hồng Vân công chúa. Đền nhìn ra sông Hồng và bãi Tự Nhiên, tương truyền là nơi tác thành mối tình Chử Đồng Tử - Tiên Dung. Hội đền Đa Hòa tổ chức từ ngày 10-12/2 âm lịch với nhiều hoạt động hấp dẫn như rước kiệu, rước nước, múa rồng, vật lão, cờ người…
Mo là một trong những di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của người Mường. Đó là loại hình nghi lễ gắn liền với các nghi thức tín ngưỡng do thầy Mo thực hiện, điển hình nhất là lễ tang ma của người Mường. Nội dung Mo Mường là áng sử thi lớn phản ánh vũ trụ quan, thế giới quan, nhân sinh quan và đời sống xã hội của người Mường cổ xưa. Di sản Mo Mường hiện có tại 7 tỉnh, thành phố trên cả nước gồm: Hòa Bình Ninh Bình, Phú Thọ, Sơn La, Thanh Hóa, Đắk Lắk và Hà Nội. Tại Hà Nội, di sản Mo Mường được kiểm kê với các tên gọi khác nhau tại các địa phương như: Bài cúng ma - cúng giỗ của dân tộc Mường tại các xã Ba Trại, Vân Hòa, Yên Bài, huyện Ba Vì; tập quán ma chay của người Mường ở xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai; nghi lễ tang ma của người Mường ở thôn Luồng, xã Yên Trung, huyện Thạch Thất.
Lễ hội Thái bình xướng ca làng Quả Linh, xã Thành Lợi (Vụ Bản) là lễ hội truyền thống được tổ chức 3 năm 1 lần, bắt đầu từ mùng 9 đến 11/3 âm lịch (vào các năm Dần, Thân, Tỵ, Hợi) nhằm tưởng nhớ sự kiện Vua Trần đánh thắng giặc Nguyên - Mông. Lễ hội với các nghi lễ: rước kiệu, dâng hương, tế thánh…
Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam ở An Giang thể hiện vũ trụ quan, nhân sinh quan của các tín đồ Islam giáo, chứa đựng nhiều nét đặc sắc, nhiều dấu ấn Hồi giáo chính thống, đồng thời cũng ít nhiều mang tính bản địa.
Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam ở An Giang gồm 3 nghi lễ chính: nghi lễ trong giai đoạn sinh (lễ cắt tóc và đặt tên cho đứa trẻ), nghi lễ trong giai đoạn trưởng thành (tục cắt da quy đầu, tục cấm cung, nghi lễ cưới xin) và nghi lễ trong giai đoạn tử.
Lễ hội Nguyên Tiêu là một trong những lễ hội lớn đầu năm của cộng đồng cư dân Hội An. Hằng năm, sau ngày khai hạ mồng 7 tháng giêng, người dân Hội An nô nức chuẩn bị ăn tết Nguyên Tiêu. Đây vừa là dịp lễ hội, vừa là ngày cúng tế cầu an, tế tự của nhiều di tích tín ngưỡng và một số hội quán của người Hoa. Vào dịp Nguyên Tiêu các đình làng, chùa chiền và Hội quán đều tổ chức cúng tế long trọng, giăng đèn kết hoa rực rỡ, không khí chuẩn bị nhộn nhịp vui tươi chẳng khác gì những ngày giáp Tết. Ở các chùa đều tổ chức lập đàn cầu Phật tụng kinh cúng sao giải hạn, trừ tai ách, cầu mong đức Phật phù hộ độ trì, gia đình được bình yên. Ở các đình làng, miễu xóm, dân chúng cũng tổ chức tạ thổ kỳ yên đầu năm, cúng tế thần nông tiên thánh, Thành hoàng làng, cầu mong mưa thuận gió hòa mùa màng bội thu, quốc thái dân an.