Tăng cường hậu kiểm trong vấn đề an ton thực phẩm

Sức khỏe - Ngày đăng : 09:57, 04/01/2023

Các cơ quan chức năng đã tiến hnh hậu kiểm v xử lý 233.22 cơ sở vi phạm về an ton thực phẩm (ATTP), tiêu hủy 5.132 loại thực phẩm khng đảm bảo v khởi tố 23 vụ án.

Thông tin từ Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP cho biết, trong năm 2022 hoạt động hậu kiểm về ATTP được triển khai từ Trung ương đến địa phương. Qua đó, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nhiều vụ vi phạm với nhiều hình thức khác nhau, đồng thời công khai trên phương tiện thông tin đại chúng giúp người dân có thông tin để lựa chọn thực phẩm an toàn. 

Tăng cường hậu kiểm trong vấn đề an toàn thực phẩm

Hà Nội thành lập 4 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán 2023

Theo báo cáo của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và Bộ Công an, trong năm 2022 đã tiến hành hậu kiểm ATTP đối với 381.108 cơ sở, qua đó xử lý 233.22 cơ sở vi phạm với tổng số tiền phạt 7,267 tỷ đồng. 

Ngoài ra, đình chỉ hoạt động 102 cơ sở, 1.023 cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm, tiêu hủy 5.132 loại thực phẩm do không bảo đảm chất lượng và khởi tố 23 vụ/21 bị can. 

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý ATTP, bảo đảm ATTP cho người dân, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP đã có kế hoạch hậu kiểm về ATTP năm 2023.

Tại tuyến Trung ương, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP sẽ triển khai 2 đợt kiểm tra liên ngành vào dịp Tết Quý Mão và mùa lễ hội Xuân năm 2023; kiểm tra liên ngành trong Tháng hành động vì ATTP năm 2023.

Tại địa phương, Ban Chỉ đạo liên ngành ATTP các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương và triển khai thực hiện kế hoạch hậu kiểm thường xuyên, liên tục về tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm, sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo, lấy mẫu kiểm nghiệm các sản phẩm, nhóm sản phẩm và theo đúng nguyên tắc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP; hậu kiểm các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố theo phân công trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các đoàn hậu kiểm của Trung ương khi hậu kiểm trên địa bàn.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về ATTP cũng yêu cầu tăng cường xử lý vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên các báo, đài; trên Internet và môi trường mạng. Đồng thời, lấy mẫu kiểm nghiệm về chất lượng, các chỉ tiêu ATTP…

Tính riêng tại Hà Nội, theo báo cáo của Sở Y tế, năm 2022, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội thanh kiểm tra được 599 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, đã phát hiện xử lý vi phạm hành chính được 71 cơ sở với số tiền phạt hơn 1,7 tỷ đồng. Lấy 254 mẫu thực phẩm gửi xét nghiệm, phát hiện 13 mẫu không đạt.

Năm 2023, Hà Nội đặt mục tiêu, chỉ tiêu, tỷ lệ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP được cấp giấy, tuyến thành phố đạt 95,2%; tuyến quận, huyện, thị xã đạt 82,2%.

Cùng đó, 100% cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành y tế quản lý trên địa bàn quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn được kiểm tra, giám sát định kỳ…

Thảo Nguyên