Thng qua việc thnh lập 3 TAND cấp cao, chủ trương tăng thêm 2 Ta cấp cao khác

Chính trị - Ngày đăng : 23:30, 14/05/20

Đ l ý kiến chung của các đại biểu trước khi biểu quyết thng qua Tờ trình dự thảo Nghị quyết của UBTVQH về việc thnh lập các TAND cấp cao tại phiên họp UBTVQH chiều 14/5.

Thông qua việc thành lập ba TAND cấp cao

Căn cứ quy định tại Điều 3 (tổ chức TAND), Điều 29 (nhiệm vụ quyền hạn của các TAND cấp cao), Luật Tổ chức TAND năm 2014 thì các TAND cấp cao là cấp Tòa án được thành lập mới; thực hiện nhiệm vụ, thẩm quyền của 3 Tòa phúc thẩm, 5 Tòa chuyên trách của TANDTC và các Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh trước đây; đồng thời được bổ sung các chức năng, nhiệm vụ.

Trên cơ sở số liệu thống kê (năm 2012, 2013 và 2014) cho thấy: Số lượng các loại vụ việc thuộc thẩm quyền của các TAND cấp cao phải giải quyết, theo quy định của Luật Tổ chức TAND năm 2014, nếu thành lập 3 TAND cấp cao (như tinh thần Kết luận số 79-KL/TW của Bộ Chính trị) thì mỗi TAND cấp cao trung bình có số lượng các loại vụ việic phải giải quyết là rất lớn; đồng thời, mỗi TAND cấp cao sẽ có địa bàn trải dài, gây tốn kém trong công tác xét xử. Bởi, để bảo đảm thuận lợi cho người dân, Hội đồng xét xử phải đi đến các địa phương (xét xử phúc thẩm tại trụ sở các TAND cấp tỉnh), ảnh hưởng đến tính chất của việc xét xử phúc thẩm, ban hành bản án chậm chễ, Thẩm phán phải di chuyển trên địa bàn rộng, mất nhiều thời gian, không bảo đảm an toàn cho Hội đồng xét xử...

Thông qua việc thành lập 3 TAND cấp cao, chủ trương tăng thêm 2 Tòa cấp cao khác

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu

Xuất phát từ thực tiễn xét xử, để nâng cao chất lượng xét xử, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, Ban cán sự Đảng TANDTC đề xuất thành lập 5 TAND cấp cao khu vực Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, khu vực phía Bắc (phạm vi các tỉnh phía Bắc và Tây Bắc Bộ) và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (phạm vi của TP. Cần Thơ và các tỉnh Tây Nam Bộ). Tuy nhiên, TANDTC thấy rằng, việc thành lập 5 TAND cấp cao cần được xác định theo lộ trình từ nay đến năm 2020.

Trước mắt, TANDTC đề xuất thành lập 4 TAND cấp cao, gồm: TAND cấp cao tại Hà Nội, có thẩm quyền tư pháp trong phạm vi của 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (thuộc khu vực xét xử của Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội trước đây) với tổng số biên chế là 192 người; TAND cấp cao tại Đà Nẵng có biên chế là 92 người; TAND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh với biên chế là 216 người; TAND cấp cao tại TP. Cần Thơ với biên chế là 144 người.

Tại phiên họp, đa số ý kiến thành viên Ủy ban Tư pháp đề nghị UBTVQH xem xét, trước mắt quyết định thành lập 3 TAND cấp cao tại TP.Hà Nội, TP.Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh, trên cơ sở của 3 Tòa phúc thẩm TANDTC hiện nay, bảo đảm ổn định ngay về tổ chức, tiếp quản cơ sở vật chất hiện có của 3 Tòa phúc thẩm TANDTC, thực hiện đúng Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 và Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/20 của Bộ Chính trị. Phương án này không gây ra sự xáo trộn lớn, không phải đầu tư cơ sở vật chất, bảo đảm các TAND cấp cao triển khai hoạt động được ngay kể từ ngày 1/6/20 (ngày Luật Tổ chức TAND năm 2014 có hiệu lực thi hành).

Sau một thời gian hoạt động, chuẩn bị đủ các điều kiện cần thiết, có tổng kết, đánh giá cụ thể về kết quả và chất lượng hoạt động của các TAND cấp cao, Chánh án TANDTC có thể đề nghị UBTVQH xem xét, quyết định thành lập thêm TAND cấp cao mới, nếu xét thấy cần thiết đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Một số ý kiến đề nghị UBTVQH xem xét thành lập 5 TAND cấp cao, trong đó có thêm TAND cấp cao tại TP. Cần Thơ như Tờ trình của TANDTC đề nghị và thành lập thêm một TAND cấp cao có trụ sở tại một trong 6 tỉnh vùng núi phía Bắc, nếu bảo đảm có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tạo thuận lợi cho nhân dân trong việc tiếp cận Tòa án.

Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình khẳng định: Việc thành lập thêm TAND cấp cao tại TP. Cần Thơ không khó khăn về trụ sở hoạt động, vì dự kiến nếu triển khai được ngay có thể dùng luôn trụ sở Tòa án TP. Cần Thơ hiện tại làm trụ sở cho TAND cấp cao. Chánh án Trương Hòa Bình cho biết, đề xuất thành lập TAND cấp cao này là căn cứ thực trạng hiện nay, Tòa phúc thẩm TANDTC tại TP. Hồ Chí Minh có lượng án gấp 1,5 lần Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội, nhiều vụ án nghiêm trọng, tập trung ở phía Nam. Mỗi vụ án, HĐXX phải đi các tỉnh phía Nam rất nhiều ngày để xét xử, như vậy sẽ không đảm bảo về thời gian và cả chất lượng xét xử. Vì vậy, TANDTC đã đề nghị ở phía Nam cần thiết thành lập hai TAND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thông qua việc thành lập 3 TAND cấp cao, chủ trương tăng thêm 2 Tòa cấp cao khác

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý phát biểu ý kiến (Ảnh: Phương Hoa - TTXVN)

Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu khẳng định: Về số lượng TAND cấp cao, căn cứ Tờ trình của TANDTC và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội; các ý kiến trong UBTVQH, tại phiên họp này, UBTVQH đồng ý ban hành Nghị quyết để quyết định thành lập 3 TAND cấp cao ở miền Bắc - Trung - Nam, cụ thể là tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. UBTVQH cũng đồng ý chủ trương giao cho TANDTC nghiên cứu chuẩn bị các điều kiện, đề án thành lập 2 TAND cấp cao tại Cần Thơ và các tỉnh miền núi phía Bắc. Khi nào đủ điều kiện trình đề án để UBTVQH thông qua.

Tại phiên họp, 100% đại biểu đã biểu quyết thông qua việc thành lập 3 TAND cấp cao tại Hà Nội, TP. Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh và đồng ý chủ trương chuẩn bị đề án thành lập thêm 2 TAND cấp cao khi có đủ điều kiện.

Thông qua Quy chế hoạt động và danh sách Ủy viên Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia

 Cũng trong phiên họp chiều nay, UBTVQH đã biểu quyết thông qua Tờ trình về Quy chế hoạt động và danh sách Ủy viên của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia.

Đối với các thành viên Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia thuộc cơ cấu đương nhiên, theo quy định của Luật Tổ chức TAND năm 2014, Chánh án TANDTC là Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia. Các ủy viên là Chánh án TAQS Trung ương và các Chánh án Tòa án cấp cao.

Các thành viên Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia còn lại gồm: một Phó Chánh án TANDTC; đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng và đại diện của Ban chấp hành Trung ương Hội Luật gia Việt Nam.

Về Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia, Ủy ban Tư pháp cơ bản tán thành với những nội dung được quy định tại Chương những quy định chung của dự thảo Quy chế. Tuy nhiên, Ủy ban Tư pháp đề nghị bổ sung vào phần này một số nội dung khác để bảo đảm đầy đủ hơn như: Quy định về thành phần, nhiệm kỳ, chế độ làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ phối hợp công tác của Hội đồng; chế độ làm việc của các ủy viên, quyền hạn của các ủy viên, việc bổ sung, thay đổi ủy viên của Hội đồng…

Về thành phần tham dự, phiên họp của Hội đồng phải có ít nhất 2/3 ủy viên Hội đồng có mặt. Mọi quyết định của Hội đồng được thông qua tại phiên họp của Hội đồng và phải được ít nhất 2/3 ủy viên có mặt biểu quyết tán thành (khoản 1) là chưa phù hợp với nguyên tắc làm việc tập thể và quyết định theo đa số. Ủy ban Tư pháp cho rằng, mọi quyết định của Hội đồng phải được ít nhất quá 50% tổng số ủy viên Hội đồng biểu quyết tán thành mới có giá trị thi hành.

Về thủ tục phiên họp xem xét, tuyển chọn để đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc cách chức Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp (Điều 9), Ủy ban Tư pháp đề nghị cần tách ra thành thủ tục phiên họp xem xét, tuyển chọn, đề nghị bổ nhiệm và thủ tục xem xét đề nghị miễn nhiệm hoặc cách chức Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp.

Khoản 4 quy định, các ủy viên của Hội đồng tiến hành bỏ phiếu kín đối với Thẩm phán cao cấp, biểu quyết giơ tay đối với Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp là chưa thống nhất. Ủy ban Tư pháp đề nghị mọi trường hợp cần tiến hành bỏ phiếu kín, không phân biệt Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán sơ cấp. Mặt khác, tên gọi của điều luật cũng không phù hợp, Ủy ban Tư pháp đề nghị sửa lại cho hợp lý...

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu kết luận, các ý kiến trong UBTVQH tán thành với báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp. Trong đó có 2 cơ cấu: Cơ cấu đương nhiên có ghi chức danh và cơ cấu cử ủy viên Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia ghi họ tên, như: TANDTC đề nghị cử ông Nguyễn Văn Thuân, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Chánh án TANDTC; Văn phòng Chủ tịch nước cử ông Nguyễn Giang Sơn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Chủ tịch nước; Bộ Tư pháp cử ông Phan Chí Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; Hội Luật gia Việt Nam cử ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam; Ủy ban Trung ương MTTQ cử ông Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Về Tờ trình đề nghị UBTVQH ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia, trên cơ sở báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp, ý kiến phân tích của các đại biểu trong UBTVQH, đề nghị TANDTC tiếp thu và hoàn chỉnh Quy chế này.

100% các đại biểu trong UBTVQH đã biểu quyết thông qua Tờ trình về Quy chế hoạt động và danh sách Ủy viên Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia.

Nhm PV