11 lần phẫu thuật cứu người đn ng bị xe container cán qua người
Sức khỏe - Ngày đăng : 09:04, /03/2023
Ngày /3, PGS.TS Lâm Việt Trung - Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, các bác sĩ đến từ 10 chuyên khoa của đơn vị vừa phẫu thuật cứu sống một nam bệnh nhân bị container cán nát nửa người, chấn thương rất nặng với phần thân dưới dập nát.
Trước đó, ngày 27/10/2022, bệnh nhân Võ Minh H. (53 tuổi, ngụ quận Bình Tân, TP.HCM) va chạm với xe container tại Bình Chánh. Ngay sau đó, các y bác sĩ Bệnh viện huyện Bình Chánh đã cấp cứu, xử lý băng bó nhanh vết thương rồi nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu.
Bác sĩ thăm hỏi bệnh nhân H.
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán người bệnh đa chấn thương, vết thương dập nát đùi trái, bẹn trái, rách nát tầng sinh môn, lóc da bìu lộ tinh hoàn, mất dương vật, đứt hoàn toàn trực tràng, vỡ bàng quang, đứt lìa, mất xương chậu trái, gãy xương đòn trái. Người bệnh đã vào sốc đau, sốc mất máu nặng, mạch, huyết áp không đo được, tiên lượng tử vong cao.
Ngay lập tức, các y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy kích hoạt quy trình báo động đỏ, trong vòng 30 phút, đưa bệnh nhân vào phòng mổ khẩn. Nhận thấy tình trạng rất nguy kịch, bệnh viện thống nhất bỏ qua các bước chụp CT-scan, những xét nghiệm không cần thiết... để đưa lên bàn phẫu thuật sớm.
Ê-kíp đã phải dùng đến tấm lưới nhân tạo để giữ cho nội tạng của bệnh nhân không bị trào ra ngoài, do cơ thể không còn chức năng bảo vệ của khung xương chậu bên trái. Cuộc phẫu thuật kéo dài nhiều giờ. Các bác sĩ đạt được thành công bước đầu khi giữ lại sinh mạng cho người bệnh.
Bệnh nhân đã trải qua 11 lần phẫu thuật và 7 lần hội chẩn liên chuyên khoa với sự tham gia điều trị của 9 chuyên khoa. Tổng thời gian nằm viện là 112 ngày với chi phí điều trị là 380 triệu đồng (trong đó bảo hiểm y tế chi trả 0 triệu đồng).
Dù bệnh nhân chỉ còn một chân, mất hai tinh hoàn... nhưng rất lạc quan, tiếp xúc tốt, ăn uống tốt, bàng quang hoạt động tốt, dự kiến xuất viện vào ngày hôm nay.
Tuy nhiên, sau này, các bác sĩ vẫn còn phải thực hiện nhiều công đoạn để bệnh nhân có thể quay lại cuộc sống một cách bình thường như bảo tồn các cơ quan nội tạng, tạo hình xương chậu, hậu môn, hay cả bộ phận sinh dục và một số bộ phận khác nữa…
Theo BS Lâm Việt Trung, đây là ca hy hữu, khi hệ thống vùng chậu (xương chậu, xương cụt, bàng quang, trực tràng...) tổn thương rất nặng. Những trường hợp như vậy trước giờ khó có thể cứu sống.
"Nguy cơ tử vong của bệnh nhân đều xảy ra ở các giai đoạn khác nhau. Thời gian đầu, bệnh nhân có thể tử vong vì đau, mất máu, sốc... Khi vượt qua giai đoạn này, người bệnh đối diện những nguy cơ tử vong tiếp theo như nhiễm trùng, thuyên tắc máu, suy dinh dưỡng...
Để cứu sống bệnh nhân là cả quá trình nỗ lực, sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các chuyên khoa, từ cấp cứu đến khi lên phòng mổ, cho đến các khoa lâm sàng, những cuộc hội chẩn để có quyết sách kịp thời và chính xác, thậm chí có sự năng động, sáng tạo khi áp dụng các kỹ thuật cho bệnh nhân", BS Trung chia sẻ.