Nhiếp ảnh phải mang hơi thở của đời sống, c trách nhiệm với cng chúng

Chính trị - Ngày đăng : 20:30, /03/2023

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh nội dung trên tại Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngy truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam.

Nhiếp ảnh phải mang hơi thở của đời sống, có trách nhiệm với công chúng

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương: Nhiếp ảnh phải mang hơi thở của đời sống xã hội, chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, có trách nhiệm với công chúng và những người yêu nghệ thuật nhiếp ảnh

Chiều /3, tại Hà Nội, Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp cùng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam.

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương, cùng các nghệ sỹ nhiếp ảnh lão thành từng là phóng viên chiến trường và đại diện các thế hệ nghệ sỹ nhiếp ảnh trên cả nước dự lễ.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh, 70 năm hình thành và phát triển, nhiếp ảnh cách mạng Việt Nam đã có bước phát triển rất ấn tượng, có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp thống nhất, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Nhiếp ảnh cách mạng đã tạo nên một pho sử bằng ảnh vô cùng quý giá về đất nước, con người Việt Nam trong chiến đấu, trong lao động sản xuất; góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp của con người, dân tộc Việt Nam trong xã hội và ra toàn thế giới.

Mỗi giai đoạn, thời khắc quan trọng của đất nước, của dân tộc đều có sự song hành của các nghệ sỹ nhiếp ảnh, các nhà nhiếp ảnh, đặc biệt là các thế hệ nhiếp ảnh kháng chiến - những chứng nhân lịch sử đã trực tiếp cầm máy ảnh ra trận như các chiến sỹ cầm súng chiến đấu trên chiến trường để ghi lại những hình ảnh hùng tráng của quân và dân ta, tất cả vì độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc. Nhiều nghệ sỹ, chiến sỹ nhiếp ảnh đã hy sinh trên các chiến trường, tô thắm thêm lá cờ đỏ sao vàng và để lại những tác phẩm nhiếp ảnh có giá trị, sống mãi với thời gian.

"Những thành tựu của nhiếp ảnh Việt Nam đã góp phần làm phong phú hoạt động văn học nghệ thuật, là bằng chứng sinh động, chân thực cho lòng yêu nước, ý chí quật cường, tinh thần quả cảm, quyết tâm chiến đấu đến cùng, không ngại gian khổ, hy sinh, vì độc lập, tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân", Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nêu rõ.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh, với đặc trưng, thế mạnh là tính chân thực, tính tư liệu và giàu cảm xúc, dễ tiếp cận, dễ thuyết phục với mọi đối tượng và mọi tầng lớp nhân dân, nhiếp ảnh được xem là “ngôn ngữ không biên giới.” Chỉ một khoảnh khắc nhưng nhiều bức ảnh đã ghi lại những thời khắc lịch sử quan trọng, đầy thuyết phục và đáng tự hào của dân tộc ta, làm lay động hàng triệu trái tim người Việt Nam và bạn bè trên thế giới, góp phần vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng quê hương. Các tác phẩm nhiếp ảnh tiêu biểu có giá trị trường tồn và mãi mãi là di sản của dân tộc Việt Nam.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá, những năm gần đây, nhiếp ảnh Việt Nam đã có bước phát triển mới với nhiều khởi sắc, nhiều khuynh hướng sáng tạo, hình thành một bức tranh đa dạng, phong phú về một chuyên ngành nghệ thuật độc đáo, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị, nâng cao nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân và là một nhịp cầu nối Việt Nam với thế giới, góp phần quảng bá hình ảnh, văn hóa đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa, đội ngũ nhiếp ảnh hôm nay đã xuất hiện một thế hệ nhiếp ảnh trẻ nhanh nhạy, năng động với nhiều tìm tòi, sáng tạo thể hiện tư duy tươi mới. Đặc biệt, với sự góp mặt của đông đảo tác giả không chuyên, đã nắm bắt từng khoảnh khắc, mọi ngõ ngách của cuộc sống sinh động và khả năng tương tác giữa những người sáng tác, giữa tác giả với cộng đồng đã và đang mở ra thời cơ để nền nhiếp ảnh có những bước phát triển đột phá.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương tin tưởng rằng, tiếp nối truyền thống 70 năm qua, ngành Nhiếp ảnh Việt Nam, mà nòng cốt là Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam, với lực lượng hơn 1.000 hội viên, cùng hàng trăm nhà báo, phóng viên ảnh hoạt động trong các cơ quan báo chí truyền thông, hàng ngàn người yêu ảnh đang sinh hoạt trong các câu lạc bộ nhiếp ảnh trên cả nước, sẽ là động lực thúc đẩy nhiếp ảnh tiếp tục có những bước tiến mới, đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 33-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị, trong thời gian tới, Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, đổi mới, phát huy truyền thống 70 năm nhiếp ảnh cách mạng Việt Nam, củng cố phong trào, xây dựng hội theo hướng tích cực, hiệu quả, chuyên nghiệp.

Hội cần phát huy tốt vai trò của tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp để định hướng sáng tác cho hội viên, nhiếp ảnh phải đi sâu, đi sát với đời sống, phản ánh trung thực cuộc sống của nhân dân trong lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế. Nhiếp ảnh phải mang hơi thở của đời sống xã hội, chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, có trách nhiệm với công chúng và những người yêu nghệ thuật nhiếp ảnh.

Trọng Bằng