Những giải pháp khả thi để thực hiện mục tiêu kinh tế năm 2016

Chính trị - Ngày đăng : 21:40, 10/11/20

Ngy 10/11, Quốc hội đã thng qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 với tỷ lệ 90,49% số Đại biểu Quốc hội (ĐB) tán thnh. Theo đ, nhiều giải pháp được đánh giá l khả thi để thực hiện thnh cng Nghị quyết ny trong năm tới.

GDP tăng khoảng 6,7%

Nghị quyết đặt ra mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 20, chú trọng cải thiện chất lượng tăng trưởng, bảo đảm phát triển bền vững; Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh...

Theo đó, các chỉ tiêu phát triển kinh tế đưa ra là: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,7%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu dưới 5%; tốc độ tăng giá tiêu dùng dưới 5%... Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 31% GDP; tỷ suất tiêu hao năng lượng trên một đơn vị GDP giảm 1,5% so với năm 20; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 1,3-1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%...

Những giải pháp khả thi để thực hiện mục tiêu kinh tế năm 2016

90,49% số đại biểu tán thành Nghị quyết

Đưa ra chỉ tiêu trên, UBTVQH lý giải: Năm 2012, GDP tăng 5,25%; năm 2013, GDP tăng 5,42%; năm 2014, GDP tăng 5,98%; năm 20, GDP dự kiến tăng trên 6,5%, điều đó cho thấy, xu hướng tốc độ tăng trưởng GDP tăng dần. Đồng thời, căn cứ vào dự báo tình hình quốc tế, trong nước và cân đối các nguồn lực thì việc đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2016 khoảng 6,7% là khả thi. Năm 20, giá hàng hóa một số mặt hàng cơ bản trên thế giới như giá năng lượng, giá nông sản, giá lương thực, giá nguyên liệu thô và giá kim loại đều giảm sâu so với năm 2014 là một trong những nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng chỉ ở mức thấp. Tuy nhiên, theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, giá hàng hóa thế giới sẽ hồi phục nhẹ trong năm 2016, cùng với việc tiếp tục điều chỉnh giá một số dịch vụ công sẽ tác động chỉ số giá tiêu dùng của nước ta tăng cao hơn mức 20; đồng thời cân đối với các chỉ tiêu khác thì mục tiêu tốc độ tăng giá tiêu dùng dưới 5% là phù hợp.

Tái cơ cấu doang nghiệp, kiểm soát chặt tài nguyên, khoáng sản

Để thực hiện được những chỉ tiêu này, các ĐB cũng thống nhất việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết đưa ra.

Cụ thể, sẽ điều hành linh hoạt, hiệu quả chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác để đạt và vượt các chỉ tiêu Quốc hội thông qua; lãi suất, tỷ giá, tăng trưởng tín dụng phù hợp, xử lý nợ xấu có hiệu quả. Kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn theo Nghị quyết của Quốc hội. Xây dựng khung pháp lý bảo đảm thực hiện việc mua sắm tài sản Nhà nước đối với các tài sản có số lượng mua sắm nhiều, giá trị mua sắm lớn, được sử dụng phổ biến ở nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị. Cần bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy khu vực kinh tế trong nước phát triển, thực hiện hiệu quả các giải pháp hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường. Tiếp tục triển khai Hiến pháp 2013, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chấm dứt tình trạng chậm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật, nghiêm cấm ban hành văn bản trái với tinh thần và nội dung của Hiến pháp, Luật của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Cùng với đó là việc đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả việc sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, nhất là các công ty nông, lâm nghiệp. Tiếp tục bán phần vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ theo cơ chế thị trường và sử dụng một phần số tiền thu này cho đầu tư phát triển theo mục tiêu quốc gia. Đồng thời, tăng cường quản lý tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường; việc khai thác mới tài nguyên, khoáng sản phải thực hiện đấu thầu công khai, minh bạch, cơ quan quản lý Nhà nước trực tiếp và các ngành có liên quan tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát quá trình thực hiện, xử lý nghiêm các vi phạm. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực nền hành chính công và cải cách hành chính, thực hiện nghiêm Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức…

Hầu hết các ý kiến tán thành với các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nêu trên của dự thảo Nghị quyết. Đáng chú ý, Nghị quyết đã đưa ra việc: “Tăng cường công tác giám sát việc chuyển đổi sở hữu và quản lý các tổ chức tín dụng yếu kém; thường xuyên thanh tra, giám sát, xử lý kịp thời, nghiêm minh theo pháp luật đối với các sai phạm; bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng thương mại” và giao nhiệm vụ cho các cơ quan của Quốc hội tăng cường giám sát việc thực hiện tái cơ cấu và xử lý các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém. Đối với việc rà soát, xóa bỏ sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của bộ máy Nhà nước, thực hiện tinh giản biên chế nhằm giảm chi thường xuyên, Nghị quyết đã bổ sung giải pháp về tập trung tinh giản biên chế, nâng cao năng lực hiệu quả bộ máy quản lý Nhà nước.

Cũng trong ngày, các ĐB đã thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh giai đoạn 2004-2014. Các ý kiến đều tập trung vào việc quản lý và sử dụng loại hình đất đai này chưa hiệu quả và đề nghị Chính phủ thu hồi những diện tích đất không hiệu quả, trái mục đích để giao cho người dân sử dụng đất sản xuất, khắc phục tình trạng trong khi người dân không có đất sản xuất thì đất nông, lâm trường bỏ hoang hóa hoặc sử dụng không hiệu quả, sai mục đích.

Mai Thoa