Tạo dựng bức tranh GD-ĐT mu sáng: Quá nhiều việc phải lm

Chính trị - Ngày đăng : 10:49, 13/04/2012

Đổi mới ton diện giáo dục v đo tạo”, đ l một trong các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm an sinh xã hội được Chính phủ đề ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-20 v năm 2012. Những vấn đề của ngnh Giáo dục đã được các đại biểu Quốc hội đề cập khi thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội v tiếp tục l đề ti nng trong các phiên chất vấn.

Giáo dục đại học: chất lượng yếu kém


Trong phiên chất vấn ngày -11, nhiều đại biểu tập trung chất vấn về chất lượng giáo dục đại học (ĐH), giải quyết tình trạng học thêm - dạy thêm, đầu tư cho giáo dục mầm non, chính sách thâm niên cho nhà giáo.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận trả lời chất vấn (Ảnh: VOV)


Trả lời câu hỏi của đại biểu về một số trường hiện nay không tuyển đủ số lượng, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định: Chất lượng giáo dục ĐH hiện nay chưa đạt yêu cầu. Nhiều trường ĐH không tuyển đủ sinh viên là do cơ sở vật chất còn thiếu thốn, năng lực giáo viên còn hạn chế. Điều này dẫn đến tình trạng vừa qua một số trường không tuyển đủ số lượng. Việc thành lập các trường ĐH hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội, số lượng trường đạt chất lượng còn ít.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Trong những năm qua, giáo dục Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục hiện nay chưa đạt yêu cầu. So với các nước trong khu vực, hệ thống giáo dục của nước ta còn thấp. Cần tăng cường làm tốt hơn sự quản lý nhà nước để đưa sự nghiệp giáo dục - đào tạo phát triển.

Bộ GD-ĐT đang tiến hành khảo sát, thanh tra một số trường ĐH không đảm bảo chất lượng. Trên cơ sở đó, giảm tỷ lệ sinh viên/giáo viên xuống, chỉ đạo các trường xem xét lại việc mở ngành, đào tạo lại đội ngũ giáo viên. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng, thực trạng giáo dục ĐH hiện nay cần được cải thiện căn bản, toàn diện từ chương trình, giáo viên, hệ thống quản lý, đề án đổi mới toàn diện sách giáo khoa, nội dung chương trình giảng dạy.


Về chất lượng yếu kém của hệ giáo dục tại chức, từ xa, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định, nguyên nhân của tình trạng này là do hiện tượng chạy theo bằng cấp. Tuy nhiên, để giải quyết thực trạng yếu kém này, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể, thuyết phục đại biểu Quốc hội.

Về vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực đối với ngành khoa học xã hội, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, để giải quyết vấn đề này, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các địa phương khảo sát nhu cầu học của thanh niên và quy hoạch ngành nghề tuyển dụng trong tương lai; đồng thời Bộ đang nghiên cứu trình Chính phủ xem xét có thêm các chính sách khuyến khích người học vào những ngành khoa học xã hội và nhân văn cũng như những ngành nghề đang thiếu và cần trong tương lai.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Để nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, Bộ Giáo dục - Đào tạo cần công bố chuẩn đầu vào và chuẩn đầu ra đối với một sinh viên. Ngoài ra, cần có sự đột phá về quản lý chất lượng giáo dục, phân cấp trách nhiệm của các địa phương trong quản lý hệ giáo dục ĐH, đánh giá chất lượng giáo viên.

Cũng tại phiên chất vấn, có đại biểu Quốc hội cho rằng, giáo dục ĐH hiện nay cần phải được tái cấu trúc, đổi mới căn bản và toàn diện như đối với tái cấu trúc nền kinh tế. Có đại biểu nêu thực trạng hiện nay là “loạn kỹ sư, cử nhân chất lượng kém”.


Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội trước đó, đại biểu Lê Đình Khanh (Hải Dương) từng bức xúc: “Ngay cả con cái lãnh đạo cấp Bộ của ngành giáo dục cũng lao ra nước ngoài để học, ít cháu muốn học trong nước dù phải mang tiền đồng đổi lấy đôla để nộp học phí du học”.


Dự thảo Luật Giáo dục đại học đã dành một chương quy định về bảo đảm chất lượng đào tạo và kiểm định chất lượng giáo dục ĐH. Trước đó, các đại biểu cũng đề nghị ban hành một bộ chuẩn quốc gia về chất lượng giáo dục ĐH và yêu cầu về chất lượng tối thiểu đối với các chương trình đào tạo đại trà.


Theo báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 của Uỷ ban Kinh tế Quốc hội: Chất lượng giáo dục - đào tạo chuyển biến còn chậm; Việc cho thành lập nhiều trường ĐH và nâng cấp trường CĐ thành trường ĐH nhưng chưa đủ điều kiện về giảng viên, cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy dẫn đến nhiều bất cập.

Còn nhiều việc phải làm


Trước đó, nhiều vấn đề bức xúc của ngành Giáo dục đã dược các đại biểu đề cập. Đại biểu Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc) nói về vấn đề lạm thu trong nhà trường của hệ thống giáo dục từ bậc học mầm non đến trung học. Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản chỉ đạo, tuy nhiên tình trạng lạm thu trong nhà trường vẫn xảy ra.

Nhiệm vụ và giải pháp được Chính phủ đề ra: Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, đặc biệt là giáo dục trách nhiệm công dân, tăng khả năng thực hành của học sinh, sinh viên. Hoàn thiện và triển khai quy định của pháp luật về phát triển giáo dục mầm non. Áp dụng đồng bộ các chính sách nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ phát triển giáo dục phổ thông, quan tâm hơn nữa đến đào tạo nghề để giảm áp lực cho đào tạo đại học, tập trung đào tạo nghề ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi để từng bước tăng năng lực nội sinh nhằm nâng cao khả năng hấp thụ các nguồn lực đầu tư.

Một trong những nguyên nhân xảy ra tình trạng lạm thu trong nhà trường xuất phát từ sự đầu tư cơ sở vật chất trường học từ nguồn ngân sách nhà nước còn hạn chế, trong khi đó nhu cầu phục vụ cho học tập và giảng dạy thì ngày càng phải nâng cao để phù hợp với chương trình đổi mới giáo dục phổ thông. Đề nghị Nhà nước phải có cơ chế khuyến khích để các trường dân lập, tư thục chất lượng cao ra đời, phát triển và tạo mọi điều kiện để cho loại hình trường này hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục.


Vấn đề dạy nghề hiện nay cũng còn nhiều bất cập. Mạng lưới các cơ sở dạy nghề vừa thiếu, vừa thừa. Thiếu giáo viên dạy nghề, thiếu cơ sở dạy nghề có nơi thực hành, thừa cơ sở đào tạo nghề không đủ điều kiện dạy nghề. Thực tế cho thấy càng nhiều đề án đào tạo nghề thì ra đời càng nhiều cơ sở dạy nghề vì chính sách hỗ trợ của Nhà nước thông qua cơ sở đào tạo nghề nên các cơ sở đào tạo nghề ít chú ý đến hiệu quả, chất lượng đào tạo, trừ các cơ sở đào tạo bậc cao đẳng, trung cấp nghề. Nên mới xảy ra trình trạng có người học đến 3, 4 nghề nhưng vẫn không có việc làm thu nhập ổn định.

Vì vậy, cần sắp xếp lại hệ thống đào tạo nghề để đảm bảo hiệu quả, chất lượng. Trên cơ sở đánh giá kết quả các đề án dạy nghề hiện nay, cần nghiên cứu để xây dựng một chương trình tổng thể đào tạo nghề do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là đầu mối quản lý. Cần thiết phải có điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động để từ đó có cơ cấu đào tạo nghề hợp lý.

Trung Kiên

congly.com.vn