Thi hnh án dân sự chưa c sự đột phá, cn khoảng cách xa so với nhiệm vụ đề ra

Chính trị - Ngày đăng : :44, 12/03/2016

Đây l đánh giá của Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hnh án dân sự Hong Sỹ Thnh tại cuộc lm việc của Tổng cục Thi hnh án dân sự (Bộ Tư pháp) với Cục trưởng Cục thi hnh án dân sự một số địa phương chiều 11/3, tại H Nội.

Buổi làm việc nhằm đánh giá việc thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự của toàn hệ thống, đặc biệt là 26 địa phương có số lượng việc, tiền phải thi hành lớn, có ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chỉ tiêu của hệ thống, bao gồm: An Giang, Bến Tre, Bình Dương, Bình Thuận, Bình Phước, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Kiên Giang, Thanh Hóa, Lâm Đồng, Long An, Tp.Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Thái Nguyên, Tiền Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Đắk Nông, Sóc Trăng.

Kết quả đạt được còn khoảng cách xa so với nhiệm vụ thi hành án năm 2016

Đánh giá chung về công tác thi hành án 5 tháng qua, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Hoàng Sỹ Thành cho rằng, mặc dù số lượng việc và tiền thụ lý toàn quốc tăng mạnh (tăng 1,87% việc và hơn 25.235 tỷ đồng (29,13%) so với cùng kỳ năm 20), nhưng kết quả thi hành án dân sự 5 tháng đầu năm 2016 đã có những chuyển biến so với cùng kỳ năm 20. Đã thi hành xong số việc và tiền cao hơn về giá trị tuyệt đối (cao hơn 4.674 việc và trên 737 tỷ đồng) và đạt tỷ lệ cao hơn về việc (cao hơn 8,49%); tỷ lệ phân loại án có điều kiện thi hành tương đối cao (gần 80% về việc và 85,17% về tiền).

Tuy nhiên, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Hoàng Sỹ Thành cũng thẳng thắn nhìn nhận: Kết quả thi hành án xong về việc và về tiền của toàn quốc, trong đó có 26 địa phương nêu trên vẫn chưa có sự đột phá và còn khoảng cách khá xa so với chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án năm 2016 (70% về việc và 30% về tiền) được Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao (toàn quốc còn thiếu 28,07% về việc và 22,1% về tiền; 26 địa phương còn thiếu 31,87% về việc và 22,47% về tiền); số việc và tiền có điều kiện chuyển kỳ sau vẫn còn lớn (toàn quốc là gần 228.491 việc, tương ứng với số tiền trên 86.000 tỷ đồng; 26 địa phương là 167.0 việc, tương ứng với số tiền trên 73.479 tỷ đồng); số hoãn còn nhiều (toàn quốc là .902 việc, tương ứng với số tiền trên 4.464 tỷ đồng; 26 địa phương là 11.956 việc, tương ứng với số tiền trên 3.479 tỷ đồng).

Thi hành án dân sự chưa có sự đột phá, còn khoảng cách xa so với nhiệm vụ đề ra

Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Hoàng Sỹ Thành phát biểu tại cuộc họp với lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự 26 địa phương trên cả nước chiều 11/3 (Ảnh: T.K)

Cùng chung nhận định, ông Mai Lương Khôi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự cũng cho rằng, kết quả thi hành án dân sự 5 tháng qua chưa có sự đột phá. Thể hiện như, công tác tổ chức cán bộ vẫn còn nhiều hạn chế, chưa chủ động giải quyết các vấn đề trong công tác này một cách bài bản, căn cơ. Số lượng việc, tiền thụ lý của toàn quốc tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm 20, trong khi đó biên chế không được tăng, nhiều địa phương vẫn còn thiếu Chấp hành viên dẫn tình trạng quá tải công việc, việc tổ chức thi hành nhiều vụ việc thi hành án bị chậm trễ và không tránh khỏi sai sót, vi phạm.

Đặc biệt, các vụ việc thi hành án liên quan đến tín dụng, ngân hàng chiếm tỷ lệ lớn, nhất là ở các địa phương đóng vai trò là trung tâm kinh tế của khu vực và của cả nước (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng...) còn chưa thực sự đạt hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu. Chỉ tính riêng số việc và tiền trong các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng năm 20 của 26 địa phương trên đã chiếm trên 76,06% số việc và 84,51% số tiền phải thi hành loại này của toàn quốc, trong khi đó, việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp (chủ yếu là bất động sản) gặp rất nhiều khó khăn do thị trường bất động sản còn trầm lắng, người dân có tâm lý “e ngại” khi mua tài sản liên quan đến thi hành án. Trong số việc còn đang tổ chức thi hành có nhiều vụ việc có giá trị phải thi hành lớn, lên tới hàng nghìn tỷ, điển hình như vụ Vinashin, Vinalines, vụ Công ty đầu tư tài chính II (Vũ Quốc Hảo), vụ Ngân hàng phát triển Đắk Lắk (Vũ Việt Hùng), vụ Nguyễn Đức Kiên, vụ Huỳnh Thị Huyền Như…

“Đây đều là những vụ án kinh tế lớn liên quan đến nhiều đối tượng phải thi hành án, có tính chất phức tạp, khó thi hành, số tiền thi hành xong rất nhỏ so với tổng số tiền còn phải thi hành. Quá trình thi hành án mất nhiều thời gian, gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc xử lý số tiền bị phong tỏa tài khoản, kê biên, thẩm định giá, bán đấu giá tài sản, nhiều tài sản là nhà xưởng, hệ thống thiết bị máy móc... rất khó bán, dù giảm giá nhiều lần nhưng không có người mua”, ông Khôi phản ánh thực tế.

Bên cạnh lượng án tương đối lớn về giá trị thuộc diện chưa có điều kiện thi hành, tồn đọng trong nhiều năm không thi hành được, phải tiến hành đôn đốc, xác minh mất nhiều thời gian, công sức, ông Mai Lương Khôi còn cho biết, số việc phải thi hành cho ngân sách nhà nước như các khoản án phí, tiền phạt, tịch thu sung công trong các vụ án về ma túy, đánh bạc chiếm số lượng lớn, nhiều người phải thi hành án không có tài sản, đang phải chấp hành án phạt tù hoặc khi mãn hạn tù đi làm ăn, sinh sống ở nơi khác, không có mặt tại địa phương nên không thể đôn đốc thi hành án.

Bên cạnh đó, ý thức chấp hành bản án, quyết định của người phải thi hành án chưa cao, phần lớn người phải thi hành án thường tìm cách trì hoãn, kéo dài việc thi hành án. Thậm chí có những trường hợp chống đối quyết liệt việc thi hành án, nhưng việc áp dụng chế tài hành chính, hình sự đối với những trường hợp này chưa đủ mạnh.

Công tác thi hành án dân sự cần tiến hành thực chất, không “chạy theo thành tích”

Tại buổi làm việc, nhiều ý kiến tán thành với các giải pháp được Tổng cục đề xuất nhằm nâng cao kết quả công tác thi hành án trong những tháng cuối năm. Trong công tác tổ chức cán bộ, cần tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ, nhất là đối với cán bộ quản lý, cán bộ có chức danh tư pháp, thực hiện Kế hoạch thi tuyển và bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp, Chấp hành viên cao cấp; tiếp tục điều động, biệt phái Chấp hành viên tăng cương cho những địa bàn có lượng án lớn.

Thi hành án dân sự chưa có sự đột phá, còn khoảng cách xa so với nhiệm vụ đề ra

Quang cảnh buổi làm việc

Lãnh đạo Tổng cục thi hành án yêu cầu Cục trưởng Cục thi hành án dân sự các địa phương tổ chức phát động và chỉ đạo các đơn vị, các Chi cục và toàn thể cán bộ, công chức thi hành án dân sự trên địa bàn tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả đợt thi hành án cao điểm, phấn đấu kết thúc đợt I (từ ngày 01/02/2016 đến hết ngày 30/6/2016) thi hành xong đạt trên 70% về việc, ít nhất đạt 50% về tiền so với số có điều kiện thi hành- đây là điểm nhấn, tạo bước chuyển có tính đột phá về kết quả thi hành án của địa phương. Tập trung tổ chức thi hành có hiệu quả các vụ việc có điều kiện thi hành, các vụ việc tín dụng ngân hàng; giải quyết dứt điểm các vụ việc trọng điểm, phức tạp, tồn đọng kéo dài, các vụ việc có khiếu nại, tố cáo phức tạp, tránh để xảy ra khiếu nại tụ tập đông người.

Đồng thời, Tổng cục thi hành án dân sự cũng đề nghị, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cần quyết liệt hơn nữa trong việc chỉ đạo giải quyết án và thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ ngay từ những tháng tiếp theo, bảo đảm kết quả thi hành án dân sự bền vững, thực chất, kiên quyết chống bệnh “chạy theo thành tích”. Trong đó có việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đột phá như: Tích cực xác minh đối với những việc cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án để phân loại và có biện pháp xử lý phù hợp; tập trung rà soát và tổ chức thi hành dứt điểm các bản án, quyết định có điều kiện thi hành, trong đó chú trọng những việc thi hành án có giá trị lớn. Chỉ đạo rà soát, phân loại và phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân lập hồ sơ đề nghị Tòa án xét miễn, giảm đối với các khoản thu nộp ngân sách nhà nước đủ điều kiện; phối hợp chặt chẽ với Tòa án trong việc xử lý những bản án, quyết định tuyên không rõ, khó thi hành và có sai sót; chủ động phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan có liên quan xử lý dứt điểm các vụ việc thi hành án dân sự, nhất là các vụ án lớn, phức tạp...

Trọng Bằng