Chính trị

Hội thảo Một số vấn đề lớn sửa đổi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân

Ngọc Minh 03/08/2023 16:23

Ngày 3/8, tại tỉnh Thừa Thiên-Huế, Ủy ban Tư pháp Quốc hội tổ chức Hội thảo với chủ đề “Một số vấn đề lớn sửa đổi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân”.

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Lê Thị Nga chủ trì hội thảo.

Về phía Toà án nhân dân tối cao có Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao Nguyễn Văn Tiến; đại diện các Đoàn Đại biểu Quốc hội, Bộ, ngành và các chuyên gia nguyên là Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm các Uỷ ban của Quốc hội, nguyên Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao và nguyên Lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương.

Dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) gồm 0 điều, trong đó, giữ nguyên 09 điều; sửa đổi, bổ sung 90 điều; xây dựng mới 51 điều. Dự thảo được thiết kế thành 09 chương.

Quốc hội đã bổ sung dự án Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 20, trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp tháng 10/2023 và thông qua tại kỳ họp thứ tháng 5/20.  

hoi-thao-tand-sua-doi-2-(1).jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu khai mạc, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Lê Thị Nga nhấn mạnh: Thể chế hóa Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (TAND) đã được Quốc hội thông qua năm 2014, là cơ sở pháp lý quan trọng tiếp tục hoàn thiện về tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các TAND. 

Tuy nhiên, sau 9 năm thi hành, Luật Tổ chức TAND đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần được sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, nhất là những yêu cầu, nhiệm vụ đã được chỉ rõ trong Nghị quyết số 27 của Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Đó là: “Hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến tư pháp, bảo đảm tôn trọng quyền con người và quyền công dân…, bảo đảm tính độc lập của Tòa án theo thẩm quyền xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật…”.

“Để có đầy đủ căn cứ thực tiễn và lý luận trong việc thẩm tra, hoàn thiện dự án Luật, cùng với việc chủ động nghiên cứu, khảo sát tại nhiều địa phương trong cả nước về thi hành Luật Tổ chức TAND thời gian qua, những ý kiến trao đổi, thảo luận của các vị Đại biểu Quốc hội, các nhà khoa học, các chuyên gia cả về lý luận và thực tiễn, ý kiến của các bộ, ngành hữu quan tại hội thảo là luận cứ quan trọng để có định hướng, quan điểm toàn diện, phù hợp về các nội dung lớn của dự án Luật”- Bà Lê Thị Nga khẳng định.

hoi-thao-tand-sua-doi-1-.jpg
hoi-thao-tand-sua-doi-3-.jpg
Toàn cảnh Hội thảo 

Tại Hội thảo, với tinh thần, trách nhiệm cao, các đại biểu đã tham gia thảo luận, trao đổi, đóng góp nhiều ý kiến cụ thể, sâu sắc đối với Dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi). 

Các ý kiến tập trung thảo luận một số vấn đề lớn của dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi), gồm: Chức năng thực hiện quyền tư pháp của Tòa án; nhiệm vụ xét xử các vi phạm hành chính; thẩm quyền, trách nhiệm thu thập chứng cứ của Tòa án trong quá trình giải quyết, xét xử các vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự; thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự tại phiên tòa; Hội đồng Tư pháp quốc gia; tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán, chế độ chính sách đối với Thẩm phán; Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án; Hội thẩm...

Các đại biểu đánh giá cao nội dung Dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi), cho rằng Dự thảo Luật là kết tinh trí tuệ của tập thể lãnh đạo, Thẩm phán, công chức Tòa án các cấp trên cơ sở nghiêm túc tiếp thu các ý kiến góp ý thiết thực của các cá nhân, tổ chức và thực tiễn tổng kết hơn 9 năm triển khai thi hành Luật Tổ chức TAND năm 2014.  

Ngọc Minh