TAND TP.HCM tổ chức Hội nghị tổng kết thực tiễn thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự 20
Sáng 22/8, TAND TP.HCM tổ chức Hội nghị tổng kết thực tiễn thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 20. Chánh án TAND TP.HCM Lê Thanh Phong chủ trì Hội nghị.
Tham dự Hội nghị có Ban lãnh đạo, Ủy ban Thẩm phán, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký của TAND TP.HCM; lãnh đạo, Thẩm phán TAND quận, huyện, thành phố thuộc TAND hai cấp TP.HCM.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Quách Hữu Thái, Phó Chánh án TAND TP.HCM cho biết, sau hơn 6 năm thi hành, các quy định của BLTTDS năm 20 đã đáp ứng được yêu cầu chung của công tác thụ lý, giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự.
Đồng thời, tạo điều kiện tốt cho người tham gia tố tụng thực hiện, bảo vệ các quyền lợi chính đáng, cũng như mở rộng thêm quyền khởi kiện của mình, phục vụ tốt yêu cầu đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa và chất lượng xét xử các tranh chấp dân sự, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân, góp phần bảo vệ công lý.
Tuy nhiên, một số quy định chưa rõ, còn phát sinh cách hiểu, cách làm chưa thống nhất với nhau trên thực tế đã được TANDTC và cơ quan có thẩm quyền tổng hợp, giải đáp, hướng dẫn hàng năm; vẫn còn một số quy định ở từng phần, từng chương, từng điều luật của bộ luật chưa liên kết, bổ trợ cho nhau, có một số quy định tạo ra sự cản trở nhau.
Hiện nay, nhiều vấn đề mới, vấn đề phức tạp nảy sinh có liên quan đến thẩm quyền, nhiệm vụ tổ chức xét xử của TAND nói riêng, của các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung, tác động đến quyền lợi hợp pháp của các chủ thể trong xã hội, đòi hỏi các quy định pháp luật phù hợp với sự thay đổi của thực tiễn.
Tại Hội nghị, đại diện các đơn vị đã trình bày nhiều tham luận như: Đánh giá về những quy định chung BLTTDS năm 20 (TAND TP. Thủ Đức); Đánh giá về thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án sơ thẩm (TAND quận Bình Thạnh); Đánh giá về thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án phúc thẩm (Tòa Dân sự); Đánh giá về thủ tục giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn (TAND quận Gò Vấp).
Tham luận Đánh giá thủ tục giải quyết việc dân sự (TAND huyện Bình Chánh); Đánh giá về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài (Tòa Kinh tế); Đánh giá về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài (Tòa Gia đình và người chưa thành niên); Đánh giá về thủ tục xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự; khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự (TAND quận 1).
Bên cạnh đó, các đại biểu đã có nhiều ý kiến thảo luận, đánh giá các quy định của BLTTDS năm 20 và đề xuất sửa đổi, bổ sung BLTTDS.
Cụ thể, các đại biểu thảo luận về những vấn đề như: thẩm quyền của Tòa án thu thập chứng cứ; thủ tục rút gọn; VKS tham gia phiên tòa; tống đạt, quy định thời gian kháng cáo quá hạn…
Phát biểu kết luận Hội nghị, Chánh án TAND Lê Thanh Phong ghi nhận tất cả các ý kiến tâm quyết, trách nhiệm của các đại biểu. Hội nghị đã phát huy trí tuệ tập thể, thảo luận một cách tích cực, hiệu quả, nhận diện chính xác những mặt tích cực và những hạn chế trong các quy định và tổ chức thực hiện của BLTTDS hiện hành.
Từ đó đã đưa ra các kiến nghị hoàn thiện BLTTDS, áp dụng hiệu quả trong thực tiễn và tương thích với các Bộ luật khác.
Chánh án Lê Thanh Phong đề nghị, sau Hội nghị các đơn vị tiếp tục có ý kiến góp ý gửi về Tổ tham mưu để tổng hợp, hoàn thiện báo cáo chung của TAND hai cấp TP.HCM.
Ngoài ra, các đơn vị tiếp tục nghiên cứu, góp ý dự thảo sửa đổi Luật Tổ chức TAND, trong đó có nhiều quy định liên quan đến hoạt động tố tụng, thẩm quyền của Tòa án…