Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa các dân tộc - Bài 1: Đưa Nghị quyết số vào cuộc sống
Với mục tiêu đưa du lịch trở thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn vào năm 2030, huyện miền núi Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An) đã tích cực, chủ động tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp. Trong đó, huyện ưu tiên phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Hướng đi này bước đầu đã nhận được sự đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo nền tảng quan trọng để nhiều sản phẩm du lịch ra đời.
Xây dựng mô hình du lịch gắn với lợi thế từng địa phương
Xác định việc thực hiện Nghị quyết số -NQ/HU, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Quỳ Hợp khóa XXI về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường thu hút đầu tư, phát triển du lịch gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số huyện Quỳ Hợp giai đoạn 2021 - 2025 tầm nhìn đến năm 2030 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc phát triển du lịch trên địa bàn huyện; nhằm tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, nhất là vùng dân tộc và miền núi, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu huyện Quỳ Hợp khóa XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025. UBND huyện về xây dựng và phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Quỳ Hợp đến năm 2025.
Bước đầu đã chỉ đạo, hướng dẫn xã Châu Lý chọn 3 hộ gia đình làm mô hình điểm xây dựng mô hình du lịch Homestay tại bản Chọng Bùng xã Châu Lý. Tại đây, các hộ gia đình đã chủ động tu sửa nhà, chỉnh trang vườn, củng cố, mua sắm trang thiết bị để làm du lịch cộng đồng như: nhạc cụ, khung cửi, đồ dùng truyền thống, sửa chữa nhà vệ sinh, nhà tắm, mua sắm chăn, ga, gối, đệm, dụng cụ sơ cứu cho khách, tủ đựng đồ… đảm bảo đón đoàn khách từ 30 người trở lên.
Nhờ có sự hỗ trợ, tư vấn của các chuyên gia du lịch trong nước do Sở Du lịch Nghệ An mời tư vấn, đến nay các hộ gia đình kinh doanh du lịch xã Châu Lý đã từng bước hoàn thiện và đáp ứng được nhu cầu đón khách trong và ngoài nước. Chỉ tính từ tháng 7/2022 đến nay, xã Châu Lý đã tổ chức đón hơn 42 đoàn khách với khoảng hơn 1.100 người, chủ yếu là khách trong tỉnh và ngoài tỉnh.
Tổng thu nhập từ hoạt động du lịch cộng đồng tính đến nay khoảng hơn 300 triệu đồng. Bên cạnh đó, cũng tại điểm du lịch sinh thái Thác Bản Bìa (xã Châu Lý) bước đầu cũng đã thu hút khá đông lượt khách trong huyện đến tham quan. Tính từ tháng 4/2022 đến nay, tại điểm này đón khoảng 4.800 lượt khách đến tham quan với tổng thu hơn 500 triệu đồng.
Ngoài ra, đã có một doanh nghiệp đang làm thủ tục xin cấp phép xây dựng mô hình du lịch trải nghiệm làng du lịch Cam Vinh sinh thái do Công ty CP Trang Trại Nông Sản Phủ Quỳ tại xã Minh Hợp đang xin chủ trương. Một doanh nghiệp đang xin chủ trương xây dựng khu du lịch sinh thái tại Thác Bản Bìa xã Châu Lý do Công ty Du lịch Thác Bìa ở xã Châu Lý đang làm thủ tục đề xuất với Trung tâm Xúc tiến đầu tư dịch vụ thương mại và du lịch, Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Nghệ An.
Đối với Công ty CP Trang Trại Nông Sản Phủ Quỳ, trước dịch, công ty cũng đã tổ chức đón hơn 1.000 lượt khách trong nước và nước ngoài như: Mỹ, Nhật, Hà Lan, Singapore… đến tham quan mô hình. Trong đó cũng có các đoàn của các cơ quan nhà nước và các Quỹ đầu tư trong và ngoài nước đến tham quan như: Các cán bộ huyện Quỳ Hợp, Đài truyền hình VTV, Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình HTV, Quỹ đầu tư VSV, Crossfire Nhật Bản, SKII Fund, Thriive, Oxfam Hà Lan, Cty Mia Fruit, Feedy Việt Nam… Hiện, công ty cũng đang tìm hiểu các vấn đề về pháp lý để giúp cho dự án có thể hoạt động lại và đặt mục tiêu để tìm đất quy hoạch cho dự án.
Ngoài hai điểm du lịch sinh thái nêu trên, trên địa bàn huyện Quỳ Hợp hiện nay đã và đang bắt đầu hình thành các điểm tham quan, trải nghiệm như Hồ chứa nước Bản Mồng ở xã Yên Hợp, Mó nước xã Nghĩa Xuân, Đồi chè Minh Hợp, Mó nước xã Văn Lợi,...
Xây dựng tour du lịch trên địa bàn huyện Quỳ Hợp vào năm 20
Hiện tại, huyện Quỳ Hợp chưa xây dựng tour du lịch, theo lộ trình đến năm 20 mới thành lập các tour. Hiện nay có một số đoàn khách trong và ngoài tỉnh Nghệ An đã đến tham quan học tập mô hình du lịch cộng đồng Quỳ Hợp nhưng còn rất hạn chế khách ở lại qua đêm.
Sự phong phú của thiên nhiên, sinh vật cùng với bề dày văn hóa truyền thống tại các địa phương ở Quỳ Hợp vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Những giá trị văn hóa du lịch tiềm năng đang được chính quyền địa phương cùng người dân khơi dậy để phát triển các loại hình du lịch bền vững trong tương lai, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc, đồng thời nâng cao ý thức, đời sống cho người dân. Mỗi sản phẩm du lịch của mỗi địa phương luôn cần hội tụ nhiều yếu tố khác nhau để đến được với du khách. Trong đó, các loại hình di sản văn hóa và bản sắc văn hóa truyền thống, đặc trưng, riêng biệt của các dân tộc luôn được coi là điểm nhấn và có sức hút đối với du khách.
Với hơn 53% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), huyện Quỳ Hợp đang tập trung xây dựng các mô hình bảo tồn giá trị văn hóa các dân tộc như: Bản văn hóa người Thái với điểm du lịch cộng đồng (homestay) đặc sắc tại bản Chọng Bùng, xã Châu Lý… Cùng với đó, huyện Quỳ Hợp đã bước đầu tạo dấu ấn với du khách bốn phương bằng chính những giá trị văn hóa truyền thống của mình.
Các loại hình văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện cũng đã được bảo tồn, phục dựng; Thông qua các hoạt động lễ hội, ngày hội văn hóa du lịch được tổ chức thường niên như: lễ hội đền Choọng, lễ hội Mường Ham, lễ hội bốc Mó là tập quán sinh hoạt, canh tác của đồng bào DTTS và đặc trưng lễ hội bốc Mó gắn với lao động sản xuất... được tổ chức với rất nhiều hoạt động trải nghiệm mới lạ, các trò chơi dân gian thú vị sẽ là những nét khác biệt, là điểm nhấn để Quỳ Hợp phát triển du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm.
Chính những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây được bảo tồn, phát huy, nhiều di sản được “đánh thức” và hồi sinh với nhiều nội dung được phục dựng, tạo nên bức tranh tổng thể, đa sắc màu, hứa hẹn mang lại sức lôi cuốn đối với du khách gần xa.
Việc phát triển du lịch tạo điều kiện cho người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi nhận thức, tư duy mở ra hướng phát triển kinh tế mới, góp phần chuyển đổi mô hình kinh tế, quảng bá thương hiệu cho người dân trong vùng và cả du khách.
Chia sẻ với phóng viên, bà Trương Thị Giang - Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Quỳ Hợp cho biết: “Địa phương hiện đang triển khai xây dựng các sản phẩm du lịch gồm các nhóm sản phẩm theo chuyên đề nhằm mang đến trải nghiệm thú vị cho du khách. Tại các địa điểm du lịch sẽ khôi phục, tạo điều kiện cho du khách trải nghiệm các nét sinh hoạt cộng đồng của bà con các dân tộc nơi đây”.
Với hướng đi đúng đắn, hiệu quả bằng cách phục hồi, bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc gắn với làm du lịch cộng đồng là đòn bẩy đối với đồng bào DTTS phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, thay đổi cuộc sống, góp phần gìn giữ văn hóa, bản sắc dân tộc của huyện miền núi Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Chính điều này đã và đang cụ thể hoá việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025.