Chính trị

Thủ tướng: Tiết kiệm chi 560.000 tỷ đồng, đủ nguồn cải cách tiền lương 3 năm tới

Duy Tuấn - Nguyên Thảo 23/10/2023 - 16:12

Những năm qua, mặc dù khó khăn trong đại dịch Covid-19, nhưng Chính phủ đã đẩy mạnh tăng thu, tiết kiệm chi, trích lập quỹ tiền lương, đến nay được khoảng 560.000 tỷ đồng, bảo đảm đủ nguồn để cải cách tiền lương trong 3 năm 20 - 2026.

Báo cáo tại Quốc hội sáng 23/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng phục hồi, tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.

Trên cơ sở kết quả của 9 tháng, Thủ tướng thông tin, ước cả năm 2023 phấn đấu có ít nhất 10/ chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra.

thutuong.png
Thủ tướng Phạm Minh Chính báo cáo Quốc hội tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 và kế hoạch năm 20. Ảnh: Đoàn Bắc

Cụ thể, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm. Tăng trưởng GDP quý 3 đạt 5,33%, tính chung 9 tháng đạt 4,%.

Thu ngân sách nhà nước (NSNN) 9 tháng đạt 75,5% dự toán, ước cả năm đạt và phấn đấu vượt dự toán được giao trong khi miễn, giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất khoảng 75.000 tỷ đồng. Bội chi NSNN và các chỉ tiêu về nợ công được kiểm soát thấp hơn giới hạn và ngưỡng cảnh báo theo Nghị quyết của Quốc hội. Đồng thời, đã đẩy mạnh tăng thu, tiết kiệm chi, trích lập quỹ tiền lương, đến nay đã được khoảng 560.000 tỷ đồng, bảo đảm đủ nguồn để cải cách tiền lương trong 3 năm 20 - 2026.

Người đứng đầu Chính phủ cho biết, sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với khu vực công từ ngày 1/7/20. Từ năm 2025 trở đi, tiếp tục điều chỉnh tiền lương tăng bình quân 7%/năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang cho đến khi mức lương thấp nhất bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng I của khu vực doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Thủ tướng khẳng định sẽ tiếp tục điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng, chính sách tiền lương đối với khu vực doanh nghiệp theo quy định.

thutuong-1.jpeg
Quang cảnh phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV

Giữa tháng 10/2023, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã thừa ủy quyền của Thủ tướng ký báo cáo gửi Quốc hội về việc thực hiện một số Nghị quyết giám sát chuyên đề, chất vấn liên quan lĩnh vực nội vụ. Đáng chú ý, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà đã có báo cáo đối với nhiệm vụ trình cấp có thẩm quyền lộ trình thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo yêu cầu tại nghị quyết 27 của Trung ương.

Theo đó, Chính phủ đã báo cáo Ban Cán sự đảng Chính phủ để báo cáo Ban Chấp hành Trung ương, báo cáo Quốc hội về kết quả và lộ trình cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Trong đó, Chính phủ đã đề xuất lộ trình cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang với 6 nội dung (dự kiến thực hiện từ 1/7/20).

Cụ thể gồm: Xây dựng 5 bảng lương mới; chế độ phụ cấp; chế độ tiền thưởng; chế độ nâng bậc lương; nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương; quản lý tiền lương và thu nhập.

Theo báo cáo, sau năm 20 sẽ tiếp tục điều chỉnh tăng lương để bù trượt giá và có phần cải thiện theo mức tăng trưởng GDP cho đến khi mức lương thấp nhất đạt bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng I (vùng cao nhất) của khu vực doanh nghiệp.

Báo cáo nêu rõ, căn cứ kết luận của cấp có thẩm quyền về lộ trình cải cách chính sách tiền lương, Chính phủ sẽ báo cáo Ban Cán sự đảng trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới.

Cũng tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho biết, cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương từ ngân sách vui mừng phấn khởi trước chủ trương của Đảng và Nhà nước về thực hiện cải cách tiền lương.

Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị Đảng, Nhà nước tiếp tục có các giải pháp hiệu lực, hiệu quả hơn nữa hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phục hồi phát triển kinh tế, đẩy mạnh đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và góp phần tạo việc làm, ổn định đời sống.

Từ giữa năm 20, cán bộ, công chức trên toàn quốc được trả lương theo vị trí việc làm thay cho chính sách tiền lương thấp, chưa tạo động lực. Bộ Nội vụ đã xây dựng 6 nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới theo chức vụ, chức danh, vị trí việc làm.

Theo đó, có 861 vị trí việc làm cán bộ, công chức, trong đó nhóm lãnh đạo, quản lý có 137 vị trí; nhóm công chức nghiệp vụ chuyên ngành 665 vị trí; nhóm công chức nghiệp vụ chuyên môn dùng chung 37 vị trí; nhóm hỗ trợ, phục vụ 22 vị trí. Cán bộ, công chức cấp xã có 17 vị trí, trong đó 11 vị trí cán bộ chuyên trách, 6 vị trí công chức xã. Đến nay, 16/20 bộ ngành ban hành vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành.

Duy Tuấn - Nguyên Thảo