Không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh, gia súc, gia cầm
Sáng 3/11, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức Hội nghị phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các tháng cuối năm 2023 và đầu năm 20.
Tại hội nghị, Phó cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) Phan Quang Minh, cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay, các loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm vẫn xảy ra. Cụ thể, đối với dịch tả lợn châu Phi, cả nước đã xảy ra 481 ổ dịch tại 42 tỉnh, thành phố, buộc phải tiêu hủy 18.110 con lợn. Bệnh cúm gia cầm, phát sinh 19 ổ dịch (cúm A H5N1) tại 16 huyện, thị xã của 11 tỉnh, với tổng số gia cầm mắc bệnh, chết, tiêu hủy 35.706 con. Bệnh lở mồm long móng (LMLM), 22 ổ dịch (tuýp O) tại huyện, thị của 11 tỉnh, thành phố với số gia súc mắc bệnh 760 con. Bệnh viêm da nổi cục, phát sinh 100 ổ dịch tại tỉnh, thành phố, số gia súc mắc bệnh là 468 con, tiêu hủy 95 con trâu, bò. Bệnh tai xanh, với 5 ổ dịch phát sinh, số lợn chết, tiêu hủy 542 con. Bệnh nhiệt thán, xuất hiện 5 ổ dịch làm 32 con trâu bò mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy...
Nguy cơ dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm: Dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm, lở mồm long móng, viêm da nổi cục, tai xanh... trong các tháng cuối năm 2023 và đầu năm 20 tiếp tục xảy là rất cao. Các nguyên nhân dễ phát sinh dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm là do thời tiết bất thường, do tình trạng buôn bán, vận chuyển, nhập lậu gia súc, gia cầm, giết mổ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng dịch vẫn xảy ra có thể làm phát tán mầm bệnh. Cùng với đó việc chủ quan, lơ là của người chăn nuôi do thiếu tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm có thể làm dịch bệnh phát sinh.
Theo Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long, mặc dù dịch bệnh cơ bản kiểm soát tốt nhưng nguy cơ dịch bệnh luôn hiện hữu và thi thoảng vẫn xảy ra ở địa phương. Một trong những nguyên nhân là địa phương, người dân còn chủ quan lơ là trong tiêm phòng vaccine tập trung.“Hiện tất cả các loại vaccine được phép lưu hành tại Việt Nam đều có đủ số lượng, đảm bảo chất lượng và có sự giám sát chặt chẽ. Hàng năm, Cục Thú y và các phòng thí nghiệm quốc tế đều đánh giá tình hình lưu hành mầm bệnh và đánh giá vaccine xem có đủ hiệu lực, hiệu quả”, ông Nguyễn Văn Long cho biết.
Riêng về sử dụng vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu phi, Cục Thú y cho biết, số lượng vaccine cung ứng, sử dụng diện mở rộng sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có công văn số 4870/BNN-TY ngày /7/2023 là gần 375.000 liều. Số lượng vaccine đã sản xuất và đang bảo quản tại kho của các công ty là trên 2 triệu liều.
Những tháng cuối năm, thời tiết giao mùa, diễn biến phức tạp, gây bất lợi cho sức khỏe đàn vật nuôi và tạo điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh. Việc buôn bán, vận chuyển lợn, giết mổ cuối năm tăng cao dễ làm lây lan nguồn bệnh nếu không được kiểm soát tốt. Đặc biệt, nguy cơ bệnh dịch tả lợn châu Phi tái phát và lây lan diện rộng trong thời gian tới là rất cao vì virus có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường, đường lây truyền rất phức tạp.
Cục Thú y cho rằng, việc quan trọng nhất hiện nay là tổ chức thực hiện của các địa phương (nhất là cấp huyện, cấp xã), các doanh nghiệp và người chăn nuôi. Để bảo đảm phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả, UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo chính quyền các cấp, các cơ quan truyên môn của địa phương tổ chức triển khai đồng bộ, quyết liệt. Đặc biệt là khẩn trương rà soát, tổ chức tiêm phòng, tiêm phòng bổ sung vaccine phòng các bệnh, đặc biệt các dịch bệnh nguy hiểm như: Dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh, viêm da nổi cục, dại…
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh để ngành chăn nuôi phát triển, đảm bảo nguồn cung thực phẩm phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, đặc biệt là phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, các cơ quan chức năng của Bộ NN&PTNT cũng như các bộ, ngành trung ương và chính quyền địa phương không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh, đấu tranh ngăn chặn tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm.