Chính trị

Hoàn thiện khung pháp luật về xử lý nợ xấu, chấm dứt sở hữu chéo

Duy Tuấn 23/11/2023 - 18:34

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, chiều 23/11, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Điều hành nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo luật trình Quốc hội lần này gồm chương, 203 điều, tăng 2 chương, 8 điều so với dự thảo luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 vừa qua, đồng thời đã chỉnh lý về nội dung và kỹ thuật tại 8 điều.

toancanh23.jpeg
Toàn cảnh phiên họp.

Trình bày báo cáo một số vấn đề lớn tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, nhiều nội dung đã được các cơ quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý tại dự thảo Luật.

Đặc biệt, đối với nhiệm vụ trọng tâm về cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng tại Nghị quyết số 31/2021/QH của Quốc hội về cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025: “Tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng phù hợp với nguyên tắc thị trường, bảo đảm an toàn, lành mạnh và ổn định của hệ thống; tăng cường tính minh bạch, cạnh tranh, phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng phát triển mới.

Tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật về xử lý nợ xấu, chấm dứt tình trạng sở hữu chéo; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ số trong lĩnh vực ngân hàng và phát triển những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại. Tăng cường năng lực tài chính, quản trị và chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân bảo đảm hoạt động an toàn, hiệu quả, ổn định và bền vững”.

Hạn chế thao túng, chi phối tổ chức tín dụng

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, dự thảo Luật đã bổ sung 1 chương về ngân hàng chính sách với 11 điều. Đồng thời, để tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, điều kiện thuận lợi cho hoạt động và quá trình phát triển của các Ngân hàng Chính sách, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ nghiên cứu xây dựng luật riêng về ngân hàng chính sách.

231120230231-chu-nhiem-uy-ban-kinh-te-vu-hong-thanh-1-.jpeg
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh.

Trên cơ sở đề xuất của Chính phủ tại Báo cáo số 612/BC-CP, dự thảo luật đã chỉnh lý quy định liên quan đến hạn chế thao túng, chi phối tổ chức tín dụng, trong đó điều chỉnh quy định về người có liên quan phù hợp với loại hình quỹ tín dụng nhân dân; điều chỉnh tỷ lệ sở hữu cổ phần với cổ đông cá nhân là 5% (thay vì 3% như dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5) và quy định lộ trình giảm dần giới hạn cấp tín dụng xuống 10% vốn tự có đối với một khách hàng và % vốn tự có đối với khách hàng và người có liên quan trong 5 năm nhằm giảm thiểu tác động.

Trong trường hợp lỗ lũy kế và rút tiền hàng loạt, dự thảo cũng đưa ra hai phương án can thiệp sớm. Phương án 1, giữ quy định tổ chức tín dụng được can thiệp sớm chỉ căn cứ vào lỗ lũy kế là %, không kết hợp thêm các điều kiện khác để tránh trường hợp các tổ chức này có thể có lỗ lũy kế cao nhưng không được cảnh báo, xử lý kịp thời. Đồng thời, bỏ trường hợp rút tiền hàng loạt do đây là trường hợp nhiều người gửi tiền cùng rút tiền, dẫn đến tổ chức tín dụng mất khả năng chi trả hoặc có nguy cơ mất khả năng chi trả, thuộc trường hợp được xem xét đặt vào kiểm soát đặc biệt theo luật hiện hành...

toan-canh-2.jpeg
Đa số ý kiến thống nhất phương án kết hợp tiêu chí lỗ lũy kế và tiêu chí vi phạm tỉ lệ bảo đảm an toàn.

Phương án 2, kết hợp tiêu chí lỗ lũy kế và tiêu chí vi phạm tỉ lệ bảo đảm an toàn, vì có một số trường hợp tổ chức tín dụng có lỗ lũy kế lớn hơn % giá trị vốn điều lệ, vốn được cấp nhưng tổ chức tín dụng này đã khắc phục được nguyên nhân dẫn đến lỗ (như tăng vốn, giảm đầu tư) và bảo đảm tỉ lệ bảo đảm an toàn; giữ quy định về rút tiền hàng loạt. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết đa số ý kiến thống nhất phương án 1.

Đảm bảo dự phòng rủi ro

Theo ông Thanh, dự thảo Luật cũng đã bổ sung, hoàn thiện nhiều nội dung liên quan đến tài chính, hạch toán, báo cáo của tổ chức tín dụng như: khái niệm về vốn điều lệ (khoản 14 Điều 4); doanh thu và nguyên tắc ghi nhận doanh thu từ hoạt động cấp tín dụng (Điều 145), chi phí và nguyên tắc ghi nhận chi phí (Điều 146), phân phối lợi nhuận và các quỹ (Điều 148), trong đó bổ sung quy định về tăng vốn điều lệ cho ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ…

thong-doc.jpeg
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng tại phiên họp.

Đối với Dự phòng rủi ro (khoản 2 Điều 147), tiếp thu ý kiến ĐBQH, dự thảo Luật chỉnh lý thành “Việc phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động do Chính phủ quy định”, thay vì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định như dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5.

Ngoài các nội dung nêu trên, tiếp thu ý kiến ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bổ sung, chỉnh lý nhiều quy định như: Thư tín dụng (khoản 25 Điều 4); Thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi giấy phép (Điều 27); Tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành và một số chức danh khác của tổ chức tín dụng (Điều 41); Những trường hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ (Điều 43); Công khai, công bố thông tin (Điều 49); tổ chức tín dụng là hợp tác xã (Mục 6, Chương IV); Xét duyệt cấp tín dụng, kiểm tra sử dụng tiền vay (Điều 102); Các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại (Điều 114); khái niệm và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng (khoản 4 Điều 4 và Mục 3 Chương V)…

Với quy định về kiểm soát đặc biệt, có ý kiến cho rằng cần sửa đổi, bổ sung tiếp những nội dung về xử lý ngân hàng yếu kém để xử lý nhanh và dứt điểm, không để kéo dài, gây ra những hệ lụy lớn cho nền kinh tế và cho xã hội. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu ý kiến các đại biểu và rà soát lại các trường hợp đưa vào kiểm soát đặc biệt, thiết kế hai phương án để quản lý.

Trên cơ sở ý kiến ĐBQH, cơ quan thường trực Quốc hội đề nghị Chính phủ đề xuất cụ thể các trường hợp can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt, thuyết minh các trường hợp và đánh giá tác động cụ thể hơn.

pct-nk-dinh.jpeg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.

Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng không quy định trách nhiệm của Bộ Công an tại Điều 188, bỏ nội dung “lệ phí trước bạ” tại Điều 191 về thứ tự ưu tiên thanh toán; sửa đổi quy định chuyển tiếp tại Điều 202. Trong đó, bổ sung tại khoản 10 Điều 202 quy định chuyển tiếp đối với tỷ lệ sở hữu cổ phần của một cổ đông lớn, một cổ đông và người có liên quan tại ngân hàng thương mại thực hiện nhiệm vụ phục vụ quốc phòng.

Tại phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội tập trung cho ý kiến vào các nội dung đã nêu trong báo cáo giải trình, tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trong đó, tập trung vào một số nội dung trọng tâm như: các quy định liên quan đến vay, cho vay đặc biệt; ý kiến về vấn đề thanh tra, kiểm tra, giám sát ngân hàng; các nội dung khác mà các đại biểu quan tâm...

Duy Tuấn