Xã hội

Đề án 06 đảm bảo thông tin công dân luôn “đúng, đủ, sạch, sống”

Thành Nhớ 25/11/2023 - 18:14

Qua hơn 1 năm triển khai thực hiện Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp và xây dựng chính quyền số trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Phóng viên Báo Công lý vừa có cuộc phỏng vấn ông Trần Văn Lâu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng về những kết quả đạt được sau hơn 1 năm triển khai Đề án 06 và những nhiệm vụ trong thời gian tới.

a1.png
Ông Trần Văn Lâu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khảo sát việc thực hiện Đề án 06 và chuyển đổi số tại UBND xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú

PV: Thưa ông, xin ông cho biết những kết quả nổi bật sau hơn 1 năm thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng?

Ông Trần Văn Lâu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng: Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030” (Đề án 06); trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp trong tỉnh Sóc Trăng đã thể hiện quyết tâm chính trị cao, tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ đề ra; đến nay đã đạt được một số kết quả nôi bật, cụ thể như sau:

Tính đến ngày 21/6/2023, tỉnh Sóc Trăng đã hoàn thành thu nhận hồ sơ cấp Căn cước công dân (CCCD) cho 100% công dân đủ điều kiện, có mặt trên địa bàn tỉnh theo chỉ tiêu được được Bộ Công an giao. Đến ngày 19/11/2023, tỉnh đã hướng dẫn đăng ký và thu nhận hồ sơ định danh điện tử 1.000.777 hồ sơ, trong đó có 930.102 hồ sơ đã được Cục C06 tiếp nhận; đã kích hoạt 639.870/654.392 tài khoản, đạt 97,78% so với chỉ tiêu được Bộ Công an giao.

Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh được Bộ Công an cho phép kết nối chính thức với hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQG) vào ngày 30/01/2023; hiện tỉnh Sóc Trăng đang khai thác hiệu quả 20 trường thông tin công dân trong hệ thống CSDLQG về dân cư phục vụ việc giải quyết thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, qua đó việc xác thực, chia sẻ thông tin công dân theo nguyên tắc yêu cầu không khai báo lại các thông tin đã có trong CSDLQG về dân cư.

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 12/02/2020 về thực hiện số hóa Sổ hộ tịch trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng; tổng dữ liệu hộ tịch cần phải số hóa là 1.414.170 dữ liệu, đã tiền hành số hóa và chuyên 1.414.170 dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đạt 100%.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1286/QĐ-UBND ngày 30/5/2023 về việc ban hành quy trình thực hiện liên thông điện tử đối với 02 nhóm thủ tục hành chính: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, trợ cấp mai táng, hỗ trợ chi phí mai táng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, đồng thời đã ban hành Kế hoạch triển khai 02 dịch vụ công liên thông nêu trên. Đến nay, số hồ sơ phát sinh của 02 dịch vụ công liên thông này ngày càng cao.

Tỉnh Sóc Trăng hoàn thành triển khai /25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06; còn 01 dịch vụ công “Thu tiền nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua thiết bị ghi hình (phạt nguội)” chưa triển khai; hiện tỉnh đang triển khai hệ thống camera giám sát làm cơ sở đề triển khai dịch vụ công này.

Có 137/137 (100%) cơ sở khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế (BHYT) thực hiện tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng CCCD gắn chíp điện tử; đã triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán viện phí tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Chuyên khoa Sản Nhi; đã triển khai thực hiện chi trả trợ cấp an sinh xã hội cho người có công với cách mạng và đối tượng bảo trợ xã hội theo phương thức không dùng tiền mặt qua hệ thống Bưu điện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng; ngành giáo dục tổ chức tuyên truyền, thu học phí theo phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, đã triễn khai đến 461/461 trường học trên phạm vi toàn tỉnh (trong đó: Mầm non 118 trường: Tiểu học 197 trường; THCS 107 trường: THPT 39 trường).

a2.png
Cán bộ Công an tỉnh hướng dẫn cài đặt ứng dụng VNeID để đăng ký tài khoản định danh điện tử

Dự án Hạ tầng thiết bị thực hiện quy chuẩn 1.0 và triển khai Đề án 06 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư và bố trí vốn trung hạn tại kỳ họp chuyên để tổ chức ngày 13/11/2023; hiện đang triển khai lập thủ tục tiếp theo, dự kiến triển khai hoàn thành trong năm 20.

PV: Thưa ông bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình tổ chức triển khai thực hiện Đề án 06 có gặp những khó khăn, vướng mắc gì không?

Ông Trần Văn Lâu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng:: Vấn đề hạ tầng vẫn là "điểm nghẽn" chính dẫn đến bất cập, khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện một số nhiệm vụ của Đề án 06 như: việc đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công chưa thuận tiện; việc kết nối giữa Cổng dịch vụ công với phần mềm tiếp nhận hồ sơ chưa thông suốt, kịp thời; Cổng dịch vụ công thường quá tải, đường truyền chưa ồn định, cán bộ một cửa không truy cập được Phần mềm xử lý hồ sơ; trang thiết bị như máy tính kết nối internet, máy in, máy scan... để hỗ trợ người dân thực hiện nộp hồ sơ dịch vụ công và cả trang thiết bị phục vụ công tác số hóa hồ sơ còn thiếu...

Việc triển khai xây dựng phần mềm, số hóa dữ liệu chuyên ngành của một số Bộ, ngành Trung ương còn chậm, chưa đảm bảo tiền độ; trong khi đó, địa phương phải căn cứ hướng dẫn của bộ, ngành mới có thể triển khai để đảm bảo thống nhất, tránh dàn trải, lãng phí; chính vì vậy mà địa phương chưa thể chủ động số hóa dữ liệu để sớm có tiện ích phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Việc hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đảm bảo “đúng, đủ, sạch, sống”? yêu cầu phải được thực hiện thường xuyên, liên tục với khối lượng công việc lớn; đồng thời phải thực hiện cùng lúc nhiều nhiệm vụ khác, do đó với với lực lượng cán bộ Công an cấp xã như hiện nay nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu công tác trước mắt và lâu dài.

Tỉnh Sóc Trăng có hơn 30% là đồng bào dân tộc thiều số; trình độ sử dụng công nghệ thông tin của một bộ phận người dân còn hạn chế; điều kiện kinh tế của một số gia đình còn khó khăn, không có điều kiện sử dụng điện thoại thông minh hoặc có điện thoại thông minh nhưng cấu hình không đảm bảo, làm ảnh hưởng đến tỷ lệ kích hoạt tài khoản định danh điện tử và tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến của địa phương.

PV: Đề án 06 là một nội dung quan trọng trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, thời gian tới, tỉnh Sóc Trăng sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm gì để triển khai thực hiện Đề án theo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra, thưa ông?

Ông Trần Văn Lâu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng:: Đề việc triển khai thực hiện Đề án 06 theo đúng tiền độ, kế hoạch đề ra, thời gian tới tỉnh Sóc Trăng tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể như sau:

Tăng cường sự lãnh đạo, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong chỉ đạo thực hiện Đề án 06, thực hiện tốt vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu của thành viên Tổ công tác thực hiện Đề án 06 các cấp; chỉ đạo các ngành, địa phương đầy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của Đề án 06; thường xuyên vận động Nhân dân đồng thuận, tích cực hưởng ứng triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo lĩnh vực và địa bàn quản lý

UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết quy định chính sách miễn giảm phí, lệ phí thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

a31.jpg
Ông Trần Văn Lâu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng

Ưu tiên bố trí nguôn kinh phí đề phục vụ cho các nhiệm vụ trọng tâm của Đề án 06, đặc biệt là trang cập bố trí đủ các trang thiết bị cần thiết (máy tính, máy scan ...) tại các bộ phận tiếp nhận hồ sơ để hỗ trợ, hướng dẫn người dân nộp hồ sơ trực tuyến.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân đăng ký, kích hoạt tài khoản định danh điện tử; làm sạch dữ liệu đảm bảo “đúng, đủ, sạch, sống” phục vụ kết nối, chia sẻ, số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; bố trí bộ phận hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và Bộ phận một cửa cấp huyện, cấp xã để nâng cao tỉ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến. Triển khai thực hiện các mô hình điểm hiệu quả nhằm đầy mạnh việc triển khai Đề án 06 phù hợp tình hình thực tế, khả năng và nguồn lực của tỉnh.

Thường xuyên đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức chuyên đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức nhằm đáp ứng các mục tiêu, yêu câu, nhiệm vụ đề ra của Đề án 06. Động viên, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện nhiệm vụ Đề án 06.

Tiếp tục thực hiện nghiêm việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ trực tuyến, không để tình trạng giải quyết hồ sơ chậm, muộn; tập trung nguồn lực, bố trí đủ trang thiết bị đầy nhanh việc triển khai thực hiện số hóa hỗ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại các cấp; rà soát, chuẩn hóa, điện tử hóa mẫu đơn tờ khai theo hướng cắt giảm tối thiểu 20% thông tin phải khai báo trên cơ sở tái sử dụng dữ liệu đã được số hóa.

Chỉ đạo Tổ công tác Đề án 06 cấp huyện, cấp xã thực hiện thu thập, thống kê, rà soát, cập nhật, làm sạch các dữ liệu đảm bảo thông tin công dân luôn “đúng, đủ, sạch, sống” (dữ liệu hộ tịch, y tế, an sinh, đắt đai, nhà ở, thuế, BHXH, dữ liệu của các hội, đoàn thể...)

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Thnh Nhớ