Nếu phát hiện tham nhũng, c chứng cứ phải xử lý, c tội phải xét xử

Chính trị - Ngày đăng : 19:20, 13/05/2016

Ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thnh ủy Đ Nẵng nhấn mạnh nội dung trên tại Hội nghị cán bộ chủ chốt thnh phố, quán triệt Chỉ thị của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cng tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng sáng nay 13/5.

Thực hiện Chỉ thị, Đà Nẵng hướng đến mục tiêu xây dựng nền hành chính và cán bộ, đảng viên trong sạch, vững mạnh, dân chủ, công bằng, thực sự vì dân; phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Cùng với đó Đà Nẵng nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, tạo chuyển biến rõ rệt, khắc phục hạn chế, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. 

Thành phố cũng đã xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, kỷ cương, liêm chính, có đạo đức, lối sống lành mạnh, có năng lực và trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Xác định rõ trách nhiệm cá nhân và thu hồi tối đa tài sản do tham nhũng mà có trong quá trình thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

Tuy nhiên, theo ông Trần Thanh Vân, Trưởng ban Nội chính thành ủy Đà Nẵng, trong 10 năm thực hiện công tác phòng chống tham nhũng Đà Nẵng xử lý được vụ án với bị can về tham nhũng nhưng các vụ án đều có can thiệp, gửi gắm… do đó hiệu quả phòng chống tham nhũng không cao và còn “nương tay”.

Một bất cập cũng được Trưởng ban Nội chính Thành ủy Đà Nẵng chỉ ra tại hội nghị là hiện nay, sự phối hợp xử lý, điều tra các vụ án lưu manh, côn đồ được làm rất nhanh chặt chẽ, tuy nhiên những vụ án liên quan đến tham nhũng lại chậm, thậm chí sao nhãng.

Đại tá Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc công an Thành phố Đà Nẵng cho rằng, 10 năm qua, việc xử lý các vụ án tham nhũng của Thành phố đang ở mức “khiêm tốn”.

Các vụ tham nhũng tập trung vào các lĩnh vực đất đai, ngân hàng, đầu tư công... là những lĩnh vực nhạy cảm dễ phát sinh tiêu cực. Trong khi đó, trình độ điều tra viên liên quan đến án tham nhũng còn hạn chế, quá trình điều tra xử lý vướng nhiều quy định của pháp luật dẫn đến việc đưa ra xét xử chậm trễ.

Việc giám định chứng cứ tham nhũng đòi hỏi nhiều thời gian, Thành phố Đà Nẵng có 5 vụ tham nhũng đang điều tra nhưng chưa có kết quả giám định… do đó chưa khởi tố được. Ngoài ra, kinh phí giám định chứng cứ quá lớn nên một số vụ án tham đã làm xong nhưng thiếu kinh phí giám định nên cũng chưa thể khởi tố được.

Nếu phát hiện tham nhũng, có chứng cứ phải xử lý, có tội phải xét xử

Ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng

Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của Đà Nẵng thời gian qua, ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cũng cho rằng, việc phòng chống tham nhũng bước đầu đã đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, kết quả còn khiêm tốn, tham nhũng vẫn len lỏi mà phần lớn nằm ở bộ máy chính quyền nhiều hơn.

Để góp phần đẩy lùi tệ nạn tham nhũng, lãng phí, Bí thư Nguyễn Xuân Anh yêu cầu các cơ quan tố tụng phải phối hợp làm tốt việc xử lý các vụ án tham nhũng. Đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố xét xử các vụ án tham nhũng. Không được buông xuôi, né tránh và không có vùng cấm với điều tra xử lý tham nhũng. Người tham nhũng là ai, ở cấp độ nào cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

“Nếu phát hiện tham nhũng, có chứng cứ phải xử lý, có tội phải xét xử. Cán bộ, lãnh đạo nào dính chàm vào tham nhũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, không có việc xin xỏ, tác động từ lãnh đạo đối với các vụ án tham nhũng. Người đứng đầu cơ quan phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra tham nhũng. Giám đốc sở tham nhũng, lãnh đạo thành phố phải chịu trách nhiệm…”, ông Anh nhấn mạnh.

Trên tinh thần đó, Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực”, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng xác định các nhiệm vụ trọng tâm:

Tổ chức quán triệt, xây dựng kế hoạch quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng để thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả, cấp thành phố hoàn thành trước 30/5, cấp quận, huyện, sở, ban ngành, Mặt trận, các đoàn thể hoàn thành trước ngày /6 và cấp cơ sở hoàn thành trước ngày 30/6. Nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, cơ quan, địa phương, đơn vị đối với công tác phòng, chống, phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, lãng phí và tiêu cực.

Cùng với đó, thành phố tăng cường công tác quản lý Nhà nước về phòng, chống tham nhũng; tập trung công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức. Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống, phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, lãng phí và tiêu cực; tăng cường phối hợp trong công tác phòng, chống, phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Bộ máy tham mưu cho các cấp ủy, tổ chức đảng và cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa, phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng được thành phố tiếp tục củng cố, kiện toàn.

Vai trò giám sát của HĐND, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và nhân dân trong việc phát hiện, đấu tranh với các biểu hiện, đấu tranh với các biểu hiện tham nhũng cũng cần được phát huy.

Trọng Bằng