Chính trị

Cao Bằng bầu bổ sung Phó Chủ tịch UBND tỉnh và Phó chủ tịch HĐND tỉnh

PV 08/12/2023 13:32

Ngày 8/12, tại Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh Cao Bằng khóa XVII (nhiệm kỳ 2021 - 2026) đã bầu bổ sung Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

kyhop17hdndcaobang.jpg
Quang cảnh kỳ họp.

Theo đó, kỳ họp đã tiến hành quy trình miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng đối với đồng chí Nguyễn Trung Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Trước đó, đồng chí Nguyễn Trung Thảo đã được điều động, bầu giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Cao Bằng.

HĐND tỉnh Cao Bằng tiến hành bỏ phiếu kín bầu bổ sung chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh đối với ông Hoàng Văn Thạch; chức vụ Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đối với bà Hà Nhật Lệ, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Tỉnh ủy Cao Bằng.

Kết quả, ông Hoàng Văn Thạch trúng cử chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh với 47/49 phiếu; bà Hà Nhật Lệ trúng cử chức vụ Phó Chủ tịch HĐND tỉnh với 45/49 phiếu.

nhansucaobang.jpg
Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cao Bằng tặng hoa Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Văn Thạch, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Nhật Lệ.

Ông Hoàng Văn Thạch sinh năm 1968, quê quán xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc; Cao cấp lý luận chính trị; Thạc sỹ Kỹ thuật Xây dựng công trình giao thông. Quá trình công tác, ông từng giữ các chức vụ: Bí thư Huyện ủy Thạch An, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Cao Bằng...

Bà Hà Nhật Lệ sinh năm 1975 tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng; Cao cấp lý luận chính trị; Thạc sỹ Quản lý công, Cử nhân báo chí. Trước khi được bầu làm Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, bà Lệ làm Bí thư Huyện ủy Bảo Lạc, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Tỉnh ủy Cao Bằng.

Tại kỳ họp lần thứ 17, HĐND tỉnh Cao Bằng, trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn, nhiều vấn đề nóng được dư luận và cử tri quan tâm đã được các đại biểu thẳng thắn chất vấn.

7a82a18a-c48f-43b6-872a-9cab0380ee63.jpg
Đại biểu Mạc Thanh Tâm tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Đại biểu Mạc Thị Thanh Tâm, đề nghị, làm rõ mức phụ cấp hàng tháng tăng thêm đối với các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Bên cạnh đó, việc giải ngân vốn đầu tư công, có khoảng 10% vốn đầu tư năm 2022, kéo dài sang năm 2023 ước không giải ngân kịp, có khả năng bị thu hồi vốn.

Tình trạng thiếu giáo viên môn tin học và tiếng Anh ở các trường học ở vùng khó khăn.

Việc triển khai các hạng mục đầu tư hạ tầng cơ sở theo các chương trình mục tiêu quốc gia ở nhiều địa phương đang gặp khó khăn do vướng quy hoạch đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

Tình trạng khan hiếm vật liệu xây dựng tại địa phương đã “gây khó” cho các nhà thầu trong giải ngân vốn đầu tư công... Những vấn đề được chất vấn đã được lãnh đạo các sở, ngành, địa phương báo cáo, giải trình, phân tích làm rõ và đề ra giải pháp khắc phục.

Tại kỳ họp, các đại biểu cũng đã xem xét, thông qua 32 dự thảo Nghị quyết quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh địa phương.

Trong đó, Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 20 của tỉnh Cao Bằng đã thông qua nhiều chỉ tiêu quan trọng. Trong năm 20, tỉnh Cao Bằng phấn đấu, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn đạt 8%. GRDP bình quân đầu người gần 47 triệu đồng/người/năm. Thu ngân sách trên địa bàn, hơn 1.900 tỷ. Giảm tỷ lệ hộ nghèo, 4% trở lên. Có 85% gia đình đạt gia đình văn hóa...

PV