Xã hội

TP.HCM chủ động đảm bảo hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán

Chu Phương /12/2023 - :00

Để chuẩn bị hàng hóa Tết, ngay từ đầu năm, Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng kế hoạch và giao Sở Công Thương chủ trì tích cực triển khai thực hiện trước tình hình thị trường xăng dầu, tỷ giá, giá cả nguyên vật liệu cơ bản… tiếp tục biến động phức tạp, tạo áp lực lớn đối với hoạt động sản xuất trong nước, nhất là đối với hoạt động sản xuất các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu những tháng cuối năm và giáp Tết Nguyên đán.

Về nguồn vốn chuẩn bị phục vụ 2 tháng Tết Giáp Thìn, doanh nghiệp bình ổn thị trường chuẩn bị hơn 22.000 tỷ đồng; trong đó hơn 8.500 tỷ đồng chuẩn bị hàng bình ổn thị trường.

Về lượng hàng, các mặt hàng bình ổn thị trường chiếm thị phần từ 25% đến 43%; bình quân mỗi tháng dự kiến cung ứng 7.000 tấn gạo, 70 triệu quả trứng gia cầm, 2.000 tấn đường, 1.000 tấn thực phẩm chế biến, 2.000 tấn dầu ăn, 10.000 tấn rau củ quả, 6.000 tấn thịt gia súc, 8.000 tấn thịt gia cầm, 200 tấn thuỷ hải sản… Đồng thời, doanh nghiệp sẵn sàng phương án tăng sản lượng trong tình huống cần thiết, tổ chức bán hàng lưu động để xử lý biến động bất thường, thiếu hàng cục bộ (nếu có)… kiên quyết không để xảy ra khan hiếm, thiếu hàng hóa, mất cân đối cung cầu trong mọi tình huống.

170260577133820220125_103903.jpg
Các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn TP chuẩn bị nguồn hàng hóa phục vụ Tết

Có 45 doanh nghiệp tham gia cung ứng, phân phối các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán; là đầu mối của nhiều chuỗi cung ứng hàng hóa từ sản xuất đến lưu thông, phân phối; là các doanh nghiệp quy mô lớn, thương hiệu mạnh, chiếm lĩnh thị phần cao. Cụ thể, Chương trình có sự tham gia, đồng hành của phần lớn các hệ thống phân phối lớn như: Saigon Co.op, Satra, Bách Hóa Xanh, Central Retail, MM Mega Market (phân phối)…; các doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn như: Vissan, C.P Việt Nam, Sagri (thịt gia súc), Ba Huân, Vĩnh Thành Đạt (trứng gia cầm); Foodcosa, Vinh Phát, Tấn Vương, Lộc Trời (gạo); Colusa – Miliket, Bình Tây (mì, bún, phở khô); San Hà, Long Bình, Feddy (thịt gia cầm); Phong Thúy, Xuân Thái Thịnh, Phước An (rau củ quả)…

Cung cấp đủ gạo trong mọi tình huống

Giá gạo xuất khẩu tăng cũng đặt ra thách thức lớn đối với nhiệm vụ bình ổn thị trường nội địa; TPHCM đã sớm chỉ đạo Sở Công Thương theo dõi sát sao diễn biến này vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá gạo trong nước và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất lương thực, thực phẩm những tháng cuối năm và Tết Nguyên đán.

Sở Công Thương TPHCM đã tổ chức kiểm tra nguồn hàng gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, qua nhận định của các đầu mối xuất khẩu gạo cho thấy, giá gạo thế giới đang trong xu hướng tăng và khó dự đoán do phụ thuộc nhu cầu của các thị trường lớn và tính toán chiến lược của các nước xuất khẩu khác.

Để tăng nguồn lực bình ổn thị trường gạo, Sở Công Thương TPHCM đã vận động, mời gọi thêm nhiều doanh nghiệp tham gia, đồng hành; có thêm một doanh nghiệp kinh doanh gạo quy mô lớn là Tập đoàn Lộc Trời đã đăng ký tham gia đồng hành cùng TPHCM trong thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường trên địa bàn TPHCM với những cam kết cụ thể như: cung cấp đủ gạo trong mọi tình huống, giá cả hợp lý, gạo không chất bảo quản, chất lượng an toàn.

Như vậy, với nguồn lực hiện có, gồm các tập đoàn kinh doanh gạo quy mô lớn như Vinh Phát, Lương thực Thành phố, Tấn Vương, Lộc Trời…; cùng với sự chia sẻ thông tin, phối hợp kịp thời của các địa phương vùng nguyên liệu, các hệ thống phân phối lớn của TPHCM; Sở Công Thương nhận định thị trường gạo trên địa bàn TPHCM từ nay đến Tết Nguyên đán duy trì ổn định, đảm bảo cân đối cung cầu.

170260577165220220125_101104.jpg

Giữ ổn định giá, không điều chỉnh tăng giá bán

Tại 3 chợ đầu mối và 221 chợ truyền thống, lượng nông sản cung ứng thị trường TPHCM thông qua 3 chợ đầu mối đạt bình quân 7.600 tấn/ngày, gồm 800 tấn thịt gia súc, gia cầm, 1.200 tấn thủy hải sản, 5.600 tấn rau củ quả. Dự kiến, vào thời điểm cận Tết, lượng hàng nhập về chợ tăng khoảng 80% so với ngày thường, lên đến 13.000 – .000 tấn/ngày. Để chuẩn bị Tết, Sở Công Thương TPHCM phối hợp Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức triển khai Ban quản lý các chợ tập trung theo dõi số lượng hàng hóa xuất nhập, tình hình giá cả hàng hóa tại nguồn và về chợ, nắm bắt tình hình kinh doanh, kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng của thương nhân trong chợ; đẩy mạnh tuyên truyền, công tác kiểm tra, kiểm soát; đảm bảo hoạt động kinh doanh tại chợ thực hiện nghiêm túc quy định về niêm yết giá, hàng hóa kinh doanh có nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo an toàn thực phẩm…

Đối với kênh phân phối hiện đại, hiện trên địa bàn TPHCM có 48 trung tâm thương mại, 267 siêu thị và hơn 3.000 cửa hàng tiện lợi đang hoạt động. Các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn TPHCM hiện đã ký kết hợp đồng thu mua với nhà cung cấp, chuẩn bị nguồn hàng hóa phục vụ Tết. Những ngày cận Tết, các đơn vị sẵn sàng phương án tăng lượng hàng từ 2 - 3 lần so với ngày thường; đồng thời có phương án kéo giãn thời gian hoạt động để đảm bảo nhu cầu tăng đột biến của người tiêu dùng; cụ thể:

- Từ ngày 20 - 27/12 tháng chạp âm lịch: mở cửa từ 7h đến 23h đêm.

- Từ ngày 28 - 29/12 tháng chạp âm lịch: mở cửa từ 6h sáng đến h đêm.

- Ngày 30 tháng chạp âm lịch: mở cửa từ 6h sáng đến 12h trưa.

- Khai trương năm mới: 08h sáng mồng 2 Tết Nguyên đán.

- Từ mùng 2 - mùng 5 Tết Nguyên đán: mở cửa từ 8h sáng đến 12h trưa.

- Mùng 6 Tết Nguyên đán: hoạt động kinh doanh bình thường.

Về giá cả hàng hóa phục vụ Tết: các doanh nghiệp tham gia Chương trình Bình ổn thị trường cam kết giữ ổn định giá, không điều chỉnh tăng giá bán trong 1 tháng trước Tết và 1 tháng sau Tết; đồng thời thực hiện giảm giá sâu trong 2 ngày cận Tết đối với các mặt hàng thiết yếu như: thịt heo, thịt gà, trứng gia cầm... Đồng thời, doanh nghiệp tích cực hưởng ứng Chương trình Shopping Season đợt 2 năm 2022, đẩy mạnh triển khai giảm giá sâu nhiều mặt hàng, tập trung vào các mặt hàng Tết như: nước giải khát, bánh, kẹo, mứt, quần áo...

Chu Phương