Doanh nghiệp - Doanh nhân

Tận dụng cơ hội, dồn lực thúc tăng trưởng kinh tế năm 20

Trang Nhi 19/12/2023 - 09:28

Để kinh tế Việt Nam có thể phục hồi mạnh mẽ vào năm 20, Việt Nam cần linh hoạt các giải pháp để giải quyết những khó khăn, thách thức đang gặp phải, tận dụng cơ hội do quá trình đổi mới sáng tạo, chuyển dịch năng lượng… mang lại.

Cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch Ratings đưa ra dự báo lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 2 năm 20 và 2025. Cụ thể, Fitch Ratings cho rằng chính sách tài chính và tiền tệ trong nước của Việt Nam đã hỗ trợ nhiều cho nền kinh tế, theo đó Fitch dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 6,3% vào năm 20 và 7,0% vào năm 2025.

tang-truong-kinh-te-2.jpg
Tận dụng cơ hội, dồn lực thúc tăng trưởng kinh tế năm 20

Còn theo Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) do Ngân hàng Phát triển châu Á công bố mới nhất, ADB dự báo tăng trưởng kinh tế năm 20 của Việt Nam sẽ được duy trì ở mức 6%. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng dự báo Việt Nam đứng thứ 20 thế giới với mức tăng trưởng năm 20, đạt 5,8%...

Nghị quyết số 103/2023/QH về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 20 được thông qua tại Kỳ họp 6, Quốc hội khóa XV đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6 - 6,5%, tốc độ tăng CPI bình quân từ 4 - 4,5%.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, Nghị quyết số 103 của Quốc hội đã đề ra 12 nhóm giải pháp toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế; trong đó, nhiệm vụ, giải pháp đầu tiên của Nghị quyết tập trung thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6 - 6,5%.

Trong năm 20, Quốc hội đã quyết nghị ưu tiên tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trước nội dung ổn định kinh tế vĩ mô. Điều đó cho thấy quyết tâm của cả hệ thống chính trị về việc thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, phục hồi và bù đắp lại những hạn chế, giảm sút trước đây do tác động khách quan của đại dịch COVID-19 cũng như các tác động của kinh tế thế giới trong năm 2023.

Trong Dự thảo Nghị quyết 01/NQ-CP, chủ đề điều hành năm 20, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất một nội dung quan trọng với Chính phủ là có phương châm phát triển bứt phá, tận dụng được các cơ hội thông qua các thành quả của hoạt động chỉ đạo, điều hành, đặc biệt là hoạt động đối ngoại và 3 động lực cho tăng trưởng gồm đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng.

Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả 3 động lực về đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng đều có cơ hội tăng trưởng tốt trong năm 20. Theo đó, về xuất khẩu, từ những tháng cuối năm 2023 đang có đà phục hồi tháng sau tốt hơn tháng trước, dần dần lấy lại đà tăng trưởng. Đối với tiêu dùng cũng tiệm cận mức 2 con số. Đối với lĩnh vực đầu tư, cả 3 mặt: đầu tư nhà nước, đầu tư FDI, đầu tư tư nhân, cơ hội đầu tư trong năm 20 cũng khá tốt, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài, do các kết quả của ngoại giao kinh tế năm 2023 đem lại, đặc biệt là đầu tư trong lĩnh vực mới như năng lượng tái tạo, chip bán dẫn, ngành nghề khác phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Để kinh tế Việt Nam có thể phục hồi mạnh mẽ vào năm 20, Việt Nam cần linh hoạt các giải pháp để giải quyết những khó khăn, thách thức đang gặp phải. Thực tế, quá trình đổi mới sáng tạo, chuyển dịch năng lượng… đang mang đến những cơ hội mới để Việt Nam có thể thâm nhập vào các thị trường mới, gia tăng giá trị và hàm lượng hàng hoá, cũng như thúc đẩy xuất khẩu… Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có thể tăng cường thu hút đầu tư, tận dụng những công nghệ tiên tiến như công nghệ bán dẫn, trí tuệ nhân tạo… nhằm khai thác hiệu quả các cơ hội này để phát triển ở mức cao hơn, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Trang Nhi