Tiêu điểm

Nghị quyết 512 của TANDTC - nguồn động viên kịp thời cho cán bộ, công chức TAND hai cấp Quảng Nam

Nhóm PV 25/12/2023 - 10:38

Chánh án TAND tỉnh Quảng Nam cho rằng việc ban hành kịp thời Nghị quyết là động lực, nguồn động viên to lớn để bản thân mỗi cán bộ, công chức, người lao động trong hệ thống Tòa án phấn đấu, quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Phát biểu bên lề Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 20, Chánh án TAND tỉnh Quảng Nam cho biết: Nghị quyết số 512-NQ/BCSĐ ngày 12/12/2023 của Ban cán sự đảng TANDTC được ban hành vào lúc hệ thống Tòa án vừa hoàn thành nhiệm vụ chính trị năm 2023, bắt tay vào thực hiện các mục tiêu lớn trong năm 20, trong hoàn cảnh tình hình thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, còn nhiều khó khăn, thách thức, nhiệm vụ của ngành Tòa án là hết sức nặng nề.

Việc ban hành kịp thời Nghị quyết là động lực, nguồn động viên to lớn để bản thân mỗi cán bộ, công chức, người lao động trong hệ thống Tòa án phấn đấu, quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

tand-tinh-qn.jpg
Đồng chí Đặng Quốc Lộc, Chánh án TAND tỉnh Quảng Nam chia sẻ tại Hội nghị.

Xác định rõ mục tiêu và 9 nhiệm vụ đã đề ra trong Nghị quyết, Ban cán sự đảng TAND tỉnh Quảng Nam lập kế hoạch, đề ra những giải pháp cụ thể phù hợp với tình hình chính trị tại địa phương và đơn vị nhằm tổ chức triển khai thực hiện tốt Nghị quyết của Ban cán sự đảng TANDTC tại TAND hai cấp tỉnh Quảng Nam, trong đó các giải pháp chủ yếu, quan trọng là:

Tiếp tục tổ chức quán triệt trong toàn thể cán bộ, công chức là đảng viên thực hiện nghiêm các Nghị quyết, Chỉ thị, Quy định của Trung ương, trong đó tập trung vào: Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới và những văn bản chỉ đạo của Trung ương về cải cách tư pháp; Quy định số 37-QĐ/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm;

Quy định số 131-QĐ/TW, ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán; Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Ban Chấp hành Trung ương về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 09/11/2018 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 04-HD/TW ngày 09/12/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc; Quy định số 111-QĐ/TW ngày 26/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ.

Tập trung triển khai, lãnh đạo, chỉ đạo kế hoạch tổ chức giải quyết, xét xử, trong đó chú trọng tiến độ và chất lượng giải quyết, xét xử các loại án; ngay từ đầu năm 20 các tập thể và từng cá nhân Thẩm phán phải báo cáo kế hoạch cá nhân và đăng ký chỉ tiêu hoàn thành nhiệm vụ. Căn cứ kế hoạch đăng ký này, Chánh án Tòa án các cấp kiểm tra, giám sát và báo cáo định kỳ hằng tháng, quý, năm.

tand-tinh-qn2.jpg
Điểm cầu TAND tỉnh Quảng Nam.

Thực hiện nghiêm Quyết định số 120/QĐ-TANDTC ngày 19/6/2017 của Chánh án TANDTC ban hành quy định về xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong TAND để xem xét, xử lý làm rõ trách nhiệm của Thẩm phán sau khi kết thúc nhiệm kỳ Thẩm phán hoặc trong quá trình xét xử có số vụ án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan vượt tỷ lệ theo quy định của TANDTC; xét xử cho bị cáo hưởng án treo, cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ không đúng pháp luật; xét xử bỏ lọt hành vi phạm tội hoặc xét xử làm oan người không có tội; giải quyết để án quá hạn luật định hoặc tạm đình chỉ không đúng pháp luật; ra bản án, quyết định, sau khi công bố trên Cổng thông tin điện tử Tòa án có nhiều sai sót bị phát hiện, gây dư luận xấu ảnh hưởng đến uy tín của TAND, đồng thời xem xét trách nhiệm của Chánh án TAND cấp huyện trong công tác quản lý, điều hành của đơn vị để xảy ra vi phạm.

Ban hành kế hoạch định hướng công tác xét xử trong năm 20, tập trung vào các nội dung: Thông qua tổng kết thực tiễn công tác xét xử, cần định hướng đường lối xử lý trong các vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình chính trị, an ninh trật tự tại địa phương; lồng ghép việc tổng kết thực tiễn xét xử vào Hội nghị tập huấn Hội thẩm nhân dân, Thẩm phán, Thư ký, Thẩm tra viên theo từng chuyên đề, dẫn chứng cụ thể, sát đúng, chỉ ra những sai sót mà Hội đồng xét xử thường hay mắc phải khi xét xử.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực thi công vụ của tập thể, cá nhân; tiếp tục đổi mới phương pháp lãnh đạo, điều hành của lãnh đạo TAND hai cấp, trong đó tập trung kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đối với đơn vị do mình phụ trách.

Rà soát, đánh giá lại trình độ, năng lực của cán bộ công chức trong TAND hai cấp nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, Thẩm phán để có kế hoạch bố trí, sắp xếp phân công công tác hợp lý, chú trọng công tác tự đào tạo, bồi dưỡng để khắc phục những tồn tại yếu kém về năng lực lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ được giao. Kịp thời kiện toàn, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý Tòa án hai cấp, đáp ứng yêu cầu công cuộc cải cách tư pháp.

Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng và kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của đảng viên gắn liền với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị; đề xuất, tham mưu thực hiện công tác cán bộ đảm bảo đúng quy định; tăng cường tham mưu trong công tác kiểm tra, giám sát và thanh tra công vụ đối với những Thẩm phán và đơn vị có án bị hủy, sửa chiếm tỷ lệ cao, có đơn thư khiếu nại nhiều, những đơn vị có phản ánh từ cấp ủy, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân các cấp; xây dựng kịp thời kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác trong hai cấp TAND tỉnh Quảng Nam.

Nhm PV