Văn hóa - Du lịch

Xét tặng danh hiệu trong di sản văn hóa phi vật thể

Minh Anh 06/01/20 - 17:36

Nghị định 93/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày /2/20.

Nghị định này quy định đối tượng, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

nhacdantoc.jpg
Nghị định về việc xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể sắp có hiệu lực.

Các đối tượng áp dụng được chia ra làm ba trường hợp:

Cá nhân là người Việt Nam đang nắm giữ, thực hành, truyền dạy và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thuộc các loại hình: Tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng; lễ hội truyền thống; tri thức dân gian; nghề thủ công truyền thống.

Tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan tới hoạt động xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

Nghị định này không áp dụng đối với cá nhân là người Việt Nam đang nắm giữ, thực hành, truyền dạy và phát huy giá trị di sản văn hóa trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể gồm: Chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước; có phẩm chất đạo đức tốt; gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề; mẫu mực trong thực hành, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể; được đồng nghiệp và nhân dân ghi nhận, mến mộ; có tài năng hoặc kỹ năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc…

Ngoài những yêu cầu bắt buộc, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể còn đòi hỏi phải có thời gian hoạt động liên tục hoặc cộng dồn từ năm trở lên liên quan việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Minh Anh