Ngành y tế tăng cường công tác trong dịp Tết Nguyên đán 20
Bộ Y tế vừa ban hành Chỉ thị 01/CT-BYT về việc tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 20.
Theo đó, để tăng cường các biện pháp đảm bảo đón Tết vui tươi, lành mạnh, Bộ Y tế yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham mưu UBND tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo phòng, chống dịch, bệnh dịp Tết Nguyên đán năm 20; huy động nguồn lực, sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể đối với công tác y tế trong dịp Tết.
Chỉ thị đề ra việc tiếp tục theo dõi, giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm, không để lây lan, bùng phát rộng ra cộng đồng. Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, giám sát dịch bệnh tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, cách ly, xử lý kịp thời những trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, không để dịch bệnh xâm nhập và lây lan.
Bộ Y tế cũng yêu cầu ngành y tế các địa phương phân công cán bộ trực / giờ trong thời gian nghỉ Tết. Đồng thời, xây dựng phương án sẵn sàng ứng phó với các tình huống của dịch bệnh theo phương châm 4 tại chỗ; chuẩn bị đầy đủ hóa chất, trang thiết bị, phương tiện và nhân lực đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn. Mặt khác, tăng cường kiểm tra, giám sát, theo dõi việc triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong thời gian nghỉ Tết.
Cũng về công tác phòng, chống dịch bệnh, Bộ Y tế đề nghị các viện vệ sinh dịch tễ, viện Pasteur, trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai các phương án, kịch bản phòng, chống dịch trong dịp Tết. Đồng thời, nâng cao năng lực đội phản ứng nhanh để kịp thời đáp ứng, không để bị động, bất ngờ trước các tình huống dịch bệnh.
Về công tác khám, chữa bệnh trong dịp Tết, Bộ Y tế đề nghị Cục Quản lý khám, chữa bệnh chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc ứng trực / giờ, chủ động các phương án sẵn sàng nhân lực, thuốc, trang thiết bị, sinh phẩm y tế bảo đảm khám, cấp cứu. Nhất là cấp cứu tai nạn giao thông, pháo nổ, thương tích, ngộ độc thực phẩm và điều trị người bệnh mắc các bệnh truyền nhiễm trong dịp Tết.
Bên cạnh đó, thực hiện công tác hỗ trợ tư vấn, khám, chữa bệnh từ xa; sàng lọc, phân loại, phân luồng người bệnh đến khám, chữa bệnh; triển khai hiệu quả việc phân tuyến, phân luồng, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong ở người do dịch bệnh.
Đối với công tác an toàn thực phẩm, Bộ Y tế cũng yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra, thanh tra liên ngành bảo đảm an toàn thực phẩm trong thời gian trước, trong và sau Tết. Tiếp tục tập trung vào các nhóm sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết, lễ hội có yếu tố nguy cơ cao, nhanh chóng, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm. Đồng thời, biểu dương các tổ chức, cá nhân, các địa chỉ sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn cho cộng đồng.
Ngoài ra, Cục Quản lý dược chỉ đạo các sở y tế tỉnh, thành phố, bệnh viện, viện trực thuộc Bộ Y tế và các công ty xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất thuốc có kế hoạch đảm bảo cung ứng đủ thuốc, triển khai kế hoạch dự trữ đầy đủ, không để xảy ra tình trạng khan hiếm, thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh, nhất là các thuốc điều trị các bệnh thường xảy ra trong mùa đông-xuân như: Cúm A, sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, rubella, tiêu chảy do vi rút rota, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa...
Đáng chú ý, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không được phép lưu hành. Điều này nhằm không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá đột biến, xử lý nghiêm các trường hợp được phát hiện.