Việt Nam sẵn sng chung tay giải quyết các vấn đề ton cầu, nỗ lực định hướng tương lai
Chính trị - Ngày đăng : 06:45, 12/01/20
Trả lời phỏng vấn báo chí về Hội nghị WEF Davos 20 và sự tham dự của Đoàn cấp cao Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai - Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva nhận định, Hội nghị WEF năm nay có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt về thúc đẩy quan hệ hợp tác công tư nhằm ứng phó hiệu quả với các thách thức toàn cầu, trong đó nhấn mạnh tận dụng đổi mới sáng tạo công nghệ, trí tuệ nhân tạo là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời có giải pháp hiệu quả ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ thiên nhiên và bảo đảm năng lượng.
"Xây dựng lại niềm tin", khôi phục đối thoại cởi mở
Tiếp tục truyền thống hơn bốn thập kỷ qua, kể từ năm 1971, tại Davos - một thị trấn xinh đẹp trên dãy Alps của Thụy Sĩ, Hội nghị thường niên WEF Davos lần thứ 54 sẽ có sự quy tụ của nhiều Lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ, các tổ chức quốc tế lớn, các công ty đa quốc gia và giới học giả, với tinh thần xuyên suốt là “Cởi mở và hợp tác”.
Chương trình nghị sự dự kiến có sự tham gia của khoảng 2.500 người từ hơn 100 chính phủ, các tổ chức quốc tế lớn và khoảng 1.000 công ty đa quốc gia, doanh nhân và nhà nghiên cứu.
Hội nghị WEF 20 cũng tiếp tục nhằm mục đích phát huy vai trò là kênh thúc đẩy hợp tác công tư, tăng cường đối thoại và nâng cao nhận thức về các vấn đề và thách thức toàn cầu, đồng thời cũng nhằm duy trì vị trí tiên phong của Diễn đàn trong việc thu hút các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới thảo luận về các vấn đề lớn và giải pháp tiềm năng, tham gia vào các hoạt động hợp tác để định hình các chương trình nghị sự kinh tế toàn cầu, cũng như của các khu vực trên thế giới.
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai nhận định, điểm đặc biệt của Hội nghị WEF năm nay thể hiện rõ ở chủ đề “Rebuilding Trust” (Xây dựng lại lòng tin), cho thấy trọng tâm của Hội nghị sẽ tập trung vào việc xây dựng lại lòng tin, đáp ứng đòi hỏi cấp bách của thời đại với các yếu tố đầy biến động, như sự gia tăng phân mảnh, phân cực, đối đầu giữa các cường quốc, xung đột quân sự tại các khu vực trọng điểm, các thách thức cấp bách toàn cầu như biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo vì lợi ích chung...
Để khôi phục và thúc đẩy các hoạt động hợp tác tập thể ứng phó hiệu quả với các thách thức toàn cầu hiện nay, Hội nghị xác định yêu cầu cấp thiết là phải củng cố các nguyên tắc cơ bản xây dựng niềm tin giữa các nhà lãnh đạo, bao gồm tính minh bạch, nhất quán và trách nhiệm quản lý.
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai cho biết, trước yêu cầu cấp bách đó của cộng đồng quốc tế, Chương trình Hội nghị WEF Davos 20 sẽ tập trung thảo luận 4 nội dung giải pháp chính, gồm:
Xây dựng chính sách kinh tế phù hợp cho kỷ nguyên mới; Chiến lược dài hạn về khí hậu, thiên nhiên và năng lượng; Trí tuệ nhân tạo là động lực cho nền kinh tế và xã hội; An ninh và hợp tác trong thế giới bị chia cắt.
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, chủ đề trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ được đặt lên hàng đầu trong các cuộc thảo luận của Hội nghị WEF Davos năm nay, bên cạnh các chủ đề về biến đổi khí hậu và an ninh toàn cầu. Đây từ lâu đã là lĩnh vực được Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành WEF, Giáo sư Klaus Schwab rất quan tâm.
Năm 2016, Giáo sư Schwab đã xuất bản cuốn sách “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, dẫn đến thành lập Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với trọng tâm tập trung vào việc cải thiện quản trị công nghệ trên toàn cầu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội mang lại lợi ích cho cộng đồng.
Xác định cách thức phục hồi kinh tế trong khó khăn
Theo Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, chọn chủ đề chính là "Xây dựng lại niềm tin", cũng như nhiều nội dung, giải pháp sẽ được thảo luận tại Hội nghị WEF 20, Hội nghị năm nay nhằm tìm cách khôi phục những cuộc đối thoại cởi mở, mang tính xây dựng giữa các nhà lãnh đạo của các quốc gia, các tổ chức quốc tế và các tập đoàn lớn trên thế giới.
"Trọng tâm của Hội nghị WEF 20 sẽ tập trung vào việc xây dựng lại lòng tin, đáp ứng đòi hỏi cấp bách của thời đại với các yếu tố đầy biến động, như sự gia tăng phân mảnh, phân cực, đối đầu giữa các cường quốc, xung đột quân sự tại các khu vực trọng điểm, các thách thức cấp bách toàn cầu như biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo vì lợi ích chung...", Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai cho biết.
WEF Davos 20 là cơ hội để các bên tham gia cùng nhìn nhận những thách thức chính mà thế giới phải đối mặt, cũng như những xu hướng chính trong tương lai, đồng thời xác định cách thức phục hồi kinh tế trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn gặp nhiều khó khăn. Trong đó có thể thấy xu hướng nhấn mạnh vai trò quan trọng của trí tuệ nhân tạo, đổi mới sáng tạo công nghệ hiện nay và trong tương lai có thể được tận dụng hiệu quả làm động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, thông qua thúc đẩy hợp tác quốc tế giữa khu vực công và khu vực tư nhân, vì lợi ích của tất cả mọi người.
Qua việc tham gia vào chương trình nghị sự của Diễn đàn WEF 20, Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam dự định sẽ có những đóng góp quan trọng, với những phát biểu, thảo luận, chia sẻ về các chủ đề trọng tâm của Hội nghị, đưa ra ý tưởng, tư duy chính sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân trong giai đoạn quan trọng hiện nay, góp phần vào thành công của Hội nghị.
Thông tin về các hoạt động của Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tại Hội nghị WEF 20, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai cho biết, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tham dự và phát biểu, chia sẻ tầm nhìn của Việt Nam tại các phiên trọng tâm của Hội nghị WEF Davos 20, bao gồm 3 phiên đối thoại và thảo luận: phiên Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam - WEF với các tập đoàn hàng đầu của WEF về chủ đề "Chân trời tiếp theo: Thúc đẩy chuyển đổi, mở ra các động lực tăng trưởng mới tại Việt Nam", phiên Đối thoại chính sách "Việt Nam: Định hướng tầm nhìn toàn cầu”, và phiên thảo luận với một số Lãnh đạo ASEAN về “Thúc đẩy vai trò hợp tác toàn cầu trong ASEAN”.
Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ sẽ tham dự phiên làm việc của các nhà lãnh đạo về "Khôi phục niềm tin vào hệ thống toàn cầu" với sự tham dự của các nhà lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế và các tập đoàn đa quốc gia. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao của Chính phủ ta sẽ phát biểu tại một số cuộc tọa đàm như Tọa đàm thu hút đầu tư lĩnh vực bán dẫn, Tọa đàm về kinh nghiệm và mô hình phát triển trung tâm tài chính quốc tế với sự tham gia của các tập đoàn tài chính hàng đầu Thụy Sĩ.
Các chủ đề nêu trên đều là những vấn đề trọng tâm trong chương trình nghị sự của Hội nghị, nhận được nhiều sự quan tâm của các nước cũng như cộng đồng doanh nghiệp quốc tế, đồng thời cũng thuộc những lĩnh vực ưu tiên trong chiến lược phát triển của Việt Nam.
Ngoài ra cũng tại Hội nghị này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ có các buổi tiếp xúc song phương với lãnh đạo một số quốc gia và tổ chức quốc tế để trao đổi sâu thêm về các vấn đề toàn cầu và khu vực cùng quan tâm, chia sẻ về chính sách và và kinh nghiệm, cũng như tăng cường các hoạt động kết nối, mở rộng quan hệ đối tác.
Chung tay giải quyết các thách thức toàn cầu
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai cho biết, để tăng cường hơn nữa hợp tác với WEF trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Nhà sáng lập, kiêm Chủ tịch điều hành WEF, Giáo sư Klaus Schwab, sẽ có cuộc hội kiến và đồng chứng kiến lễ ký Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội với WEF về phát triển kỹ năng đổi mới sáng tạo và chuyển đổi xanh; Biên bản Thỏa thuận đối tác thành lập Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ tư giữa Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và WEF.
Đây là các hoạt động cụ thể nhằm triển khai Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Việt Nam và WEF giai đoạn 2023-2026 đã được hai Bên ký ngày 26/6/2023, là nền tảng quan trọng thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn nữa trong giai đoạn mới.
"Việc Thủ tướng Chính phủ tham dự Hội nghị WEF Davos 20 là cơ hội để Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam trực tiếp truyền tải tới các lãnh đạo các quốc gia, các tổ chức quốc tế, các công ty đa quốc gia về cam kết mạnh mẽ và giải pháp của Việt Nam về thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội bền vững và hội nhập quốc tế", Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai nói.
Đại sứ đánh giá, những hoạt động này cho thấy, Việt Nam và WEF luôn coi trọng mối quan hệ đối tác giữa hai Bên, việc Việt Nam đánh giá cao vai trò của WEF đối với thế giới và đối với Việt Nam, sẵn sàng thúc đẩy sự hợp tác giữa hai bên. Đồng thời những hoạt động này cũng cho thấy việc WEF đánh giá cao vai trò và sự đóng góp của Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác đa phương và tham gia cùng cộng đồng quốc tế chung tay giải quyết các thách thức toàn cầu.
Việc Thủ tướng Chính phủ tham dự Hội nghị WEF Davos 20 là cơ hội để Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam trực tiếp truyền tải tới các lãnh đạo các quốc gia, các tổ chức quốc tế, các công ty đa quốc gia về cam kết mạnh mẽ và giải pháp của Việt Nam về thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội bền vững và hội nhập quốc tế của mình, trong đó bao gồm tiến trình tiếp tục đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, phát triển nền kinh tế xanh, giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trên nguyên tắc bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu, thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong nỗ lực thực hiện cam kết tại COP26 - đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050.
Với chương trình dự kiến gồm nhiều phiên đối thoại, thảo luận, tọa đàm, tiếp xúc song phương cấp cao như nêu trên, đây cũng là dịp quan trọng để Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam phát huy vai trò là một đối tác tích cực của cộng đồng quốc tế, sẵn sàng chung tay giải quyết các vấn đề toàn cầu và nỗ lực định hướng tương lai thông qua việc đưa ra ý tưởng, tư duy chính sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân trong giai đoạn quan trọng này, góp phần vào thành công của Hội nghị WEF Davos 20.
Sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị WEF Davos 20 cũng khẳng định vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Với các thành tựu đã đạt được, môi trường kinh doanh và đầu tư cũng như chiến lược phát triển kinh tế-xã hội hiện nay, Việt Nam tiếp tục là điểm đến được lãnh đạo của các doanh nghiệp toàn cầu, các tổ chức quốc tế đánh giá cao trong phát triển kinh doanh, hợp tác quốc tế./.