Tin địa phương

Hà Nội: Hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp

N.T.D /01/20 - 09:46

Nhằm mục đích kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, từ năm 2021 đến nay, TP Hà Nội đã xây dựng nhiều cơ chế, chính sách thiết thực nhằm thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi, phát triển.

Để tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ doanh nghiệp sau dịch Covid-19, HĐND thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 09/2020/NQ-HĐND ngày 9-12-2020 thông qua chủ trương ban hành Đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025” và quy định một số chính sách, nội dung, mức chi hỗ trợ doanh nghiệp; UBND thành phố ban hành Quyết định số 5742/QĐ-UBND ngày 29-12-2020 phê duyệt đề án trên; các sở, ngành cũng triển khai nhiều hoạt động kết nối và hỗ trợ doanh nghiệp.

wqfwq.jpg
Ảnh minh họa.

Từ đấy, việc triển khai các chính sách tín dụng, hỗ trợ doanh nghiệp về thuế, phí nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đã đạt một số kết quả tích cực.

Cụ thể, việc thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất 2%, chỉ tính đến tháng 10-2023, doanh số hỗ trợ lãi suất của các ngân hàng thương mại trên địa bàn đạt 36.577,4 tỷ đồng, dư nợ hỗ trợ lãi suất đạt 14.105,8 tỷ đồng; điều chỉnh giảm lãi suất cho vay để các doanh nghiệp dễ tiếp cận; tổng dư nợ trên 3,26 triệu tỷ đồng, tăng 10,85% (cùng kỳ tăng 11,2%, mục tiêu đề ra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2023 là 14%).

Ngoài ra, thành phố Hà Nội cũng đang tích cực triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay đối với chủ đầu tư, người mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ…

Cùng với đó, các giải pháp hỗ trợ chung và theo cơ chế của thành phố được triển khai khá hiệu quả, như: Hỗ trợ phát triển nhân lực; hỗ trợ chuyển đổi số cho hơn 30.405 doanh nghiệp thành lập mới; khuyến khích, tổ chức đào tạo cho 10.440 học viên về khởi sự kinh doanh… Công tác hỗ trợ đào tạo nghề đạt nhiều kết quả tích cực cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng tuyển dụng nhân sự.

Hiện nay, TP Hà Nội ngày càng tăng cường công tác hỗ trợ tư vấn để doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng và sử dụng hiệu quả các nguồn hỗ trợ về vốn, tín dụng; rà soát, xây dựng các cơ chế, chính sách của thành phố nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự phục hồi và phát triển doanh nghiệp.

Trong đấy, nghiên cứu một số chính sách liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất đầu tư chiều sâu với lãi suất ưu đãi để doanh nghiệp đầu tư các dự án đổi mới khoa học công nghệ, đáp ứng chuyển đổi số; hỗ trợ xúc tiến thương mại, phát triển các sản phẩm làng nghề, phát triển công nghiệp hỗ trợ...

N.T.D