Những ghi nhận ngy đầu đổi giờ học, giờ lm
Chính trị - Ngày đăng : 10:49, 13/04/2012
Chưa thay đổi nhiều
Ngày 1-2, UBND Tp. Hà Nội chính thức triển khai đổi giờ học, giờ làm trên 10 quận nội thành và 2 huyện Từ Liêm, Thanh Trì.
Theo ghi nhận tại nhiều tuyến đường Phạm Hùng, Xuân Thủy, Kim Mã và các tuyến có mật độ xe nhiều như Giảng Võ, Đê La Thành, số xe trong giờ cao điểm sáng nay có giảm nhưng ùn ứ vẫn xảy ra.
Thiếu úy Đặng Chiến Lĩnh, Đội Cảnh sát giao thông số 2 Công an Tp. Hà Nội cho biết: do mới là ngày đầu thực hiện việc điều chỉnh giờ làm, giờ học nên chưa thể khẳng định ngay hiệu quả. Tuy nhiên, so với các ngày thường, đặc biệt là ngày lễ thì số lượng xe trong giờ cao điểm buổi sáng đã giảm nhiều. Việc điều hành giao thông trong giờ cao điểm cũng thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, đường không bị tắc rải rác mà tập trung tại những khu vực có các trường tiểu học, THCS, THPT… nằm trên các tuyến đường, phố như Thái Thịnh, Vĩnh Hồ, Hoàng Tích Trí (Đống Đa). Theo người dân nơi đây, những khu vực này hôm nay ách tắc kéo dài hàng giờ đồng hồ.
Tắc đường tại phố Chùa Bộc. Ảnh chụp lúc 17h30 ngày 1-2.
Tắc đường tại phố Quang Trung. Ảnh chụp lúc 18h ngày 1-2. Ảnh: Minh Đức
Trước cửa hầm Kim Liên cũng bị ùn tắc. Ảnh: Q.Phong - Thế Hùng
Những tuyến đường như Tây Sơn, Chùa Bộc, Nguyễn Lương Bằng, Tôn Đức Thắng, Láng, Trường Chinh, Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng…, mọi khi thường xuyên tắc vào cuối giờ chiều, nhưng hôm nay lại tắc cả vào thời điểm đầu giờ sáng, từ khoảng 7h - 8h sáng. Đặc biệt vào giờ cao điểm (từ 16h30-18h30) xảy ra ách tắc trên nhiều tuyến phố.
Anh Bùi Bình trú trên đường Nguyễn Văn Cừ (Long Biên, Hà Nội) nói: Ngày đầu đổi giờ học, giờ làm tại Hà Nội, tôi thấy chưa có tác động tích cực đến giao thông trên các tuyến phố như Nguyễn Văn Cừ, khu vực cầu Chương Dương, Trần Quang Khải, Tràng Thi, Kim Mã, mật độ giao thông hầu như không có thay đổi đáng kể.
Học sinh đến lớp trễ
Học sinh THPT hối hả ra đường từ sáng sớm cho kịp giờ vào lớp
Với những sinh viên phải vào học trước 7h, việc đón xe buýt tại một số điểm khá khó khăn do nhiều chuyến xe đầy khách. Tại điểm chờ xe buýt đối diện cổng Trường Đại học Hà Nội (đường Nguyễn Trãi), có tình trạng sinh viên phải đợi đến hơn 2 chuyến xe mới lên được xe buýt tuyến 02 do quá đông người.
Theo thông tin từ Sở GD-ĐT Hà Nội, hiện trên địa bàn có 900 trường học với tổng số gần 1,5 triệu học sinh. Trong đó, 510.000 học sinh thuộc 2.500 trường tại Hà Nội đi học theo quy định giờ mới. Hơn 90.000 học sinh THPT phải theo giờ học mới, trong đó khoảng 35.000 học sinh THPT học ca chiều, tan học lúc 19h. |
Theo Sở GD-ĐT Hà Nội, số học sinh phải thực hiện giờ học mới chiếm khoảng 30% tổng số học sinh toàn thành phố, tập trung chủ yếu ở các quận nội thành cũ và sẽ phải chịu tác động ở những mức độ khác nhau vì chuyện đổi giờ học.
Theo phản ảnh của đại diện một số trường THPT sáng 1-2, tỉ lệ học sinh đến muộn nhiều hơn do chưa quen với giờ học mới. Ở Trường THPT Quang Trung, Hà Nội những học sinh đi muộn cho biết do ngủ quên và đường đến trường vẫn tắc nên bị muộn.
Sở GD-ĐT Hà Nội vừa có thông báo cho từng trường trong diện “đổi giờ” phải tạo điều kiện cho học sinh dù đến muộn vẫn được vào lớp. Tuy nhiên, ở một số trường THPT, theo phản ảnh của học sinh, quy định của trường không cho phép học sinh đi muộn quá 5 phút, bảo vệ nhà trường đóng cổng đúng giờ quy định nên các em vẫn phải đứng ngoài.
Tan học từ 17h, khi đường đã lên đèn, học sinh vẫn len lỏi giữa dòng người tìm đường về nhà. Ảnh: Q.Phong - Thế Hùng
Khoảng thời gian giữa giờ tan học ca sáng và bắt đầu vào học ca chiều của học sinh các trường THCS quá ngắn (chỉ chừng -20 phút) nên tại nhiều cổng trường THCS trưa nay bị ùn tắc.
Nhiều phụ huynh và học sinh bậc THPT rất lo lắng với giờ tan học quá muộn. Theo đại diện ban phụ huynh một số lớp Trường THPT Trần Phú, Kim Liên, thay vào việc đi xe đạp, nhiều gia đình phải bố trí đưa đón con bằng xe máy, ôtô vì lo ngại việc con đi học về quá muộn. Trường THPT Kim Liên đã bố trí thời khóa biểu cho học sinh 6 tiết/buổi để tránh học chéo ca và chốt giờ tan học là 19h.
Giao thông hỗn loạn giờ tan trường
17h, trường tiểu học, THCS Tô Hoàng trên đường Đại Cồ Việt (Hà Nội) cùng tan học. Bên ngoài, ngay từ 16h30, nhiều phụ huynh đứng ngoài đường chờ con. Ngay sau tiếng trống tan trường, tất cả học sinh hai trường lao ra như đàn ong vỡ tổ. Dù đường Đại Cồ Việt rất rộng và có tới 4, 5 đồng chí cảnh sát và trật tự phường đứng làm nhiệm vụ, nhưng vẫn ách tắc trầm trọng cả nửa tiếng đồng hồ.
Trước cổng trường Tiểu học Tô Hoàng (đường Đại Cổ Việt) giao thông hỗn loạn vào giờ tan trường. Ảnh: Q.Phong - Thế Hùng
"Chưa bao giờ đón con khổ như hôm nay. Chen lấn, xô đẩy, đi 3 vòng rồi mà vẫn chưa thấy con đâu. Ngày bình thường, trường tiểu học tan từ 16 giờ. Các cháu khối lớp 1, 2 ra trước, các cháu lớp lớn ra sau, phụ huynh đứng ngoài cổng đón con đơn giản lắm. Bây giờ, hai trường tan cùng lúc, lại đông người nữa, chẳng biết đâu mà tìm con cả". Một phụ huynh than thở khi đi đón con tại trường Tiểu học Tô Hoàng (Hà Nội) ngày đầu tiên đổi giờ học...
Chồng đi làm ăn xa, một mình chị Nguyễn Hương Liên phải chăm sóc, đưa hai con đi học. Một cháu học lớp bảy, cháu học lớp hai. Đứng chờ mãi mới đón được con gái học tiểu học, chị Liên rất lo lắng khi tan trường khoảng phút mà vẫn không tìm thấy con trai học lớp 7, vì đông quá.
"Theo lịch mới, con gái tôi vào học từ 7h45 phút, trong khi tôi phải có mặt tại cơ quan trước đó phút. Sáng nay, tôi phải chở hai đứa để ở cổng trường từ sớm, rồi đi làm… Nếu cứ tiếp tục thế này, không biết tôi phải làm thế nào" - Chị Liên lo lắng.
Cũng chờ con trước cổng trường, chị Hoàng Thị Ngân cho biết, ngày bình thường, chỉ một mình chồng chị cũng lo được việc đưa hai con (một cháu học lớp 7, một cháu học lớp 2) ở hai trường, nhưng hôm nay, do thời khóa biểu trùng nhau nên hai vợ chồng, mỗi người phải đưa, đón một cháu. "May mà cơ quan mình tan sở sớm, nên về đón con kịp"...
Ùn tắc kéo dài hàng km trên đường Quang Trung, đúng vào thời điểm học sinh Trường tiểu học Quang Trung ra về.
Nhiều bậc phụ huynh mệt nhoài mới tìm được con vào chiều nay.
Tắc nghẽn trước cổng Trường tiểu học Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội). Ảnh chụp lúc 17h ngày 1-2. Ảnh: Minh Đức
Học sinh sếp hàng trên vỉa hè đợi người nhà đến đón
Có thể nói, ngày đầu đổi giờ học, giờ làm ở Thủ đô đã gây ra sự xáo trộn không nhỏ trong giờ giấc sinh hoạt của nhiều hộ gia đình có con ở độ tuổi đi học. Lời kêu ca, phê phán, chỉ trích khá nhiều, nhưng cũng có không ít phân tích hợp tình, hợp lý.
Những minh chứng cho cái sự bất tiện, xáo trộn và thậm chí cả “hỗn loạn” do thay đổi giờ học của con gây ra, được rất nhiều bậc phụ huynh liệt kê ra có thể nói là… thành cả danh sách dài như vô tận. Phản ứng của mỗi người cũng khác nhau, từ phản bác rất gay gắt tới phân tích thiệt hơn hoặc đề xuất những giải pháp mới dung hòa cả những mặt được và chưa được của giải pháp này.
Số nêu ý kiến ủng hộ cũng đưa ra nhiều lý lẽ, song có cùng điểm chung là: muốn đạt mục tiêu giảm ùn tắc giao thông thì phải chấp nhận có những sự thay đổi, xáo trộn… Bởi không có chuyện gì là dễ dàng và càng không thể có kết quả nếu không bắt tay vào hành động. Sau đó trên cơ sở những kinh nghiệm rút ra từ chính thực tế, mới có được giải pháp đúng đắn và sát thực nhất. Những bài học kinh nghiệm cũng được nêu ra và đều nhấn vào một điểm: cái mới nào cũng cần có thời gian để thích nghi và kiểm nghiệm.
P.Lan (tổng hợp)