Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 20 - Khởi sắc và bứt phá
Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 103/2023/QH về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 20. Theo đó, Quốc hội đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 20 là 6 - 6,5%, cao hơn mức 5,05% năm 2023. Đây là kế hoạch rất quan trọng, bởi năm 20 cũng là năm áp chót phải hoàn thành Kế hoạch 5 năm 2021-2025.
Tăng trưởng mạnh trong năm 2023 và thành công trên nhiều phương diện
Nền kinh tế Việt Nam đã bước vào Kế hoạch 5 năm 2021-2025 và trải qua năm 2023 với những khó khăn chưa từng có tiền lệ. Những khó khăn do đại dịch COVID-19 chưa qua đi, thì bất ổn địa chính trị toàn cầu đã tràn tới, càng ngày càng phức tạp, khó lường, khiến kinh tế toàn cầu chao đảo. Kinh tế Việt Nam vì thế cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Nhưng vượt qua khó khăn, thách thức đó, kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện.
Tăng trưởng GDP năm 2023 vẫn đạt 5,05%, thuộc top những nền kinh tế có mức tăng trưởng cao trên thế giới. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, thấp hơn mục tiêu đề ra, các cân đối lớn được đảm bảo. Nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát. Trong khó khăn, thu ngân sách vẫn vượt dự toán…
Năm 2023 còn ghi nhận thành công lớn của Việt Nam trên mặt trận ngoại giao, khi liên tiếp nâng cấp quan hệ quan hệ với những đối tác quan trọng như: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc…. Khi những chuyến thăm cấp cao được thực hiện, đặc biệt là chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden; khi những cái bắt tay chiến lược được thắt chặt, cho thấy hình ảnh, tầm vóc, uy tín, vị thế của Việt Nam được nâng lên tầm cao mới. Không gian phát triển mới của Việt Nam, vì thế cũng mở rộng hơn.
Một phần bởi thế, giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã đạt 431 tỷ USD, tăng một bậc lên thứ 32/100 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới. Các tổ chức quốc tế, như Moody’s, Fitch Ratings… đều đánh giá cao kết quả và triển vọng của kinh tế Việt Nam. Tháng 12/2023, Fitch Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam từ mức BB lên BB+, với triển vọng “Ổn định”.
Việt Nam cũng đã trở thành điểm sáng của kinh tế toàn cầu và là tâm điểm của dòng đầu tư quốc tế, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ 4.0, chip bán dẫn, AI, hydrogen… Bất chấp dòng đầu tư toàn cầu còn khó khăn, năm 2023, Việt Nam vẫn thu hút được hơn 36,6 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, vốn giải ngân đạt kỷ lục 23,18 tỷ USD…
Tất cả những kết quả đó đang tạo khí thế và niềm tin để cả nước bước vào năm 20 với những kỳ vọng lớn lao. Nhưng năm 20 được dự báo tiếp tục là một năm mà khó khăn, thách thức còn lớn hơn cả thời cơ, thuận lợi. Không những vì kinh tế toàn cầu còn rủi ro, bất định rất lớn, mà còn vì những điểm nghẽn trong nội tại nền kinh tế vẫn chưa được tháo gỡ, thông suốt hoàn toàn. Khu vực doanh nghiệp vẫn còn khó khăn; sản xuất - kinh doanh và đầu tư vẫn đang gặp những thử thách rất lớn.
Triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 20
Để thực hiện các mục tiêu của năm 20, trong đó tăng trưởng GDP 6-6,5% như Quốc hội đề ra, không còn cách nào khác, phải dồn lực cho tăng trưởng. Chính phủ cũng xác định, mục tiêu tăng trưởng sẽ được ưu tiên hàng đầu trong năm 20. Phải tập trung thúc đẩy các động lực tăng trưởng, bao gồm xuất khẩu, tiêu dùng và đặc biệt là đầu tư (đầu tư công, đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài); Tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, cũng như thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khoa học - công nghệ…
Cùng với đó, phải tiếp tục đổi mới và cải cách, tái cơ cấu nền kinh tế, phân bổ nguồn lực hợp lý hơn, thực hiện hiệu quả các nghị quyết về phát triển vùng kinh tế, tập trung hoàn thiện quy hoạch vùng, quy hoạch ngành và quy hoạch cấp tỉnh, để tạo động lực cho thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội…
Các ý kiến cho rằng, phải nỗ lực ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm, để kỳ vọng một năm 20, kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc, phát triển, tạo nền tảng quan trọng cho việc hoàn thành Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, từ đó góp phần quan trọng hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng của dân tộc.
TS. Nguyễn Lâm Thành, đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên cho rằng: Với những kết quả đạt được từ năm 2023, chúng ta kỳ vọng năm 20 sẽ đạt được những kết quả tốt hơn, khởi sắc hơn về kinh tế - xã hội trong bối cảnh trong nước và quốc tế đang có nhiều thay đổi. Hệ thống nền tảng pháp luật của chúng ta đang được tháo gỡ từng bước những khó khăn, vướng mắc, đặc biệt trong những lĩnh vực có vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế, liên quan đến sản xuất kinh doanh, bất động sản, liên quan đến những vấn đề về tài chính, tín dụng… đang được từng bước tháo gỡ.
Bên cạnh đó, trong lĩnh vực nông nghiệp, chúng ta vẫn có những điểm sáng, đặc biệt là trong xuất khẩu nông sản với rất nhiều ngành hàng hiện nay đang có giá trị xuất khẩu lớn. Và rất nhiều ngành đã đạt được con số trên 1 tỷ USD, đặc biệt là ngành rau quả. Lúa gạo vẫn là nền tảng, giữ vị trí quan trọng trong xuất khẩu hiện nay, vừa bảo đảm an ninh lương thực trong nước, vừa tăng cường xuất khẩu để đóng góp ngoại tệ cho đất nước.
Ông Hoàng Văn Cường, Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội cũng nhận định, bước sang năm 20 sẽ có nhiều chuyển biến tích cực, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục giữ tốt đà đi lên của năm 2023, không chỉ đạt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6 - 6,5% trong năm 20, mà còn tạo ra môi trường phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, sẵn sàng đón nhận các dòng đầu tư mới vào Việt Nam trong thời gian tới. Chúng ta cũng kỳ vọng sẽ kêu gọi được các tập đoàn lớn của thế giới đầu tư vào Việt Nam. Nếu năm 20 tận dụng tốt được cơ hội đó, có thể Việt Nam sẽ tạo ra làn sóng kêu gọi đầu tư và tạo ra niềm tin đầu tư, thúc đẩy nhà sản xuất, hoạt động dịch vụ, thúc đẩy tiêu dùng… Đây là tiền đề để chúng ta tin đất nước sẽ phát triển và đạt mức tăng trưởng cao.
Ông Andrea Coppola, Chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam trao đổi về tình hình kinh tế năm 2023 và triển vọng năm 20 đã nhận định: Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế mở nhất trên thế giới. Quan hệ thương mại mạnh mẽ của Việt Nam với phần còn lại của thế giới là nguồn sức mạnh và tạo nên sự thành công trong thời gian qua. Bất chấp những thách thức toàn cầu, Việt Nam có thể tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tương đối nhanh. Đầu tư công đã tăng khoảng 35% so với năm trước, giúp duy trì tăng trưởng kinh tế.
Với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam, suy thoái kinh tế toàn cầu là một cú sốc tiêu cực lớn, nhưng Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng mà nhiều nước trên thế giới chỉ có thể mơ ước.
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 20, Việt Nam cần lưu ý một số vấn đề như: Người dân Việt Nam là nguồn nội lực lớn nhất của đất nước. Công nhân và doanh nhân đã giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng gấp 7 lần trong 30 năm qua. Để duy trì mức tăng trưởng nhanh chóng này, với môi trường bên ngoài đầy thách thức, cần tiếp tục thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân và nâng cao năng suất lao động.
Tiếp đến là phải tăng gấp đôi nỗ lực phát triển nguồn nhân lực bằng cách nâng cao trình độ của lực lượng lao động và phát triển vốn vật chất thông qua đầu tư công vào hạ tầng giao thông và năng lượng để có thể tăng cường hơn nữa khả năng cạnh tranh của khu vực tư nhân Việt Nam. Trong bối cảnh đó, thông điệp của tôi dành cho Việt Nam là tận dụng sức mạnh nội tại và thúc đẩy tăng năng suất của nền kinh tế trong nước, để biến những thách thức do suy thoái kinh tế toàn cầu gây ra thành cơ hội củng cố hơn nữa mô hình tăng trưởng kinh tế.
Trong khi đó, ông Michael Kokalari, Giám đốc Phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường của VinaCapital: Việt Nam là một thị trường thu hút FDI hàng đầu thế giới.
Ông Kokalari phân tích, trong năm 2023, số vốn FDI thực hiện của Việt Nam đã tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 23,2 tỷ USD. Ngoài ra, dòng vốn FDI toàn cầu đã giảm khoảng 40% trong thời kỳ Covid-19 và chưa từng phục hồi lại mức trước Covid-19, đặc biệt là ở các thị trường đang phát triển. Còn dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam hiện đã trở lại mức trước Covid-19, cho thấy Việt Nam là một thị trường thu hút FDI hàng đầu thế giới.
Tổng vốn FDI đăng ký cũng là một chỉ báo quan trọng cho dòng vốn FDI thực tế sẽ được giải ngân. Trong năm 2023, vốn FDI đăng ký của Việt Nam đã tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm 2022, đạt mức 36,6 tỷ USD. Trong đó tiêu biểu là các dự án như LG Innotek đầu tư nhà máy 1,5 tỷ USD ở Hải Phòng, JinKo Solar đầu tư nhà máy pin quang điện 1,5 tỷ USD, hay ECOVANCE đầu tư nhà máy vật liệu hữu cơ công nghệ cao 500 triệu USD. Các dự án FDI đăng ký năm 2023 có thể sẽ được giải ngân vào năm 20. Do đó, theo các chuyên gia kinh tế, triển vọng Việt Nam thu hút FDI năm 20 sẽ tiếp tục rất khả quan.
Các tập đoàn đa quốc gia đều có tầm nhìn dài hạn khi đưa ra quyết định đầu tư vốn FDI, do đó chúng ta cần đánh giá cơ hội và trở ngại thu hút FDI của Việt Nam trong vòng 5 năm tới, thay vì chỉ là năm 20. Việt Nam có hai lợi thế khi thu hút vốn FDI vào lĩnh vực sản xuất trong những tới là (1) nguồn lao động chất lượng cao với chi phí cạnh tranh, và (2) Mỹ, thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, đang mở rộng cửa đối với các doanh nghiệp xuất khẩu từ Việt Nam.